lập báo cáo kết quả kinh doanh

Các bước lập báo cáo kết quả kinh doanh theo mẫu mới nhất [2024]

Mục lục

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc lập báo cáo kết quả kinh doanh là một phần quan trọng không thể thiếu để đánh giá hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp. Với sự thay đổi liên tục của các yếu tố kinh tế và công nghệ, các doanh nghiệp cần phải áp dụng các phương pháp lập báo cáo hiện đại và tiên tiến nhất để cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các bước cần thiết để lập báo cáo kết quả kinh doanh theo mẫu mới nhất 2024, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hiệu suất tài chính của mình, đồng thời đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu cụ thể và có giá trị.

1. Báo cáo kết quả kinh doanh là gì?

Báo cáo kết quả kinh doanh là một tài liệu tổng hợp các thông tin về hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, thường là trong một quý hoặc một năm. Báo cáo này thường bao gồm các chỉ số quan trọng như doanh thu, lợi nhuận, lỗ lãi, lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận, và các chỉ số tài chính khác. Bằng cách phân tích các con số này, việc lập báo cáo kết quả kinh doanh giúp các nhà quản lý, cổ đông và các bên liên quan khác đánh giá hiệu suất hoạt động và tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết để đưa ra quyết định chiến lược và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Một mẫu báo cáo kết quả kinh doanh với số liệu giả định
Một mẫu báo cáo kết quả kinh doanh với số liệu giả định

Tùy vào quy mô, điều kiện thực tế, yêu cầu của nhà quản trị ở từng doanh nghiệp mà Kế toán phải lập Báo cáo theo kỳ là tuần, tháng, quý năm khác nhau.

Tuy nhiên, việc lập và nộp Báo cáo tài chính trong đó có Báo cáo kinh doanh hàng năm cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, các cơ quan hữu quan,… là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế.

2. Cấu trúc tiêu chuẩn của một mẫu báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa doanh thu & chi phí doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.

Một mẫu báo cáo kết quả kinh doanh tiêu chuẩn cần đề cập đến 4 nội dung chính:  

  • Doanh thu & chi phí của các hoạt động trong cùng kỳ kế toán
  • Doanh thu & chi phí từ các hoạt động khác của doanh nghiệp
  • Lợi nhuận & nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp
  • Lãi cơ bản & suy giảm trên cổ phiếu (chỉ có trong báo cáo kinh doanh hợp nhất đối với doanh nghiệp, tập đoàn lớn có nhiều công ty con)

Khi lập báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, bố cục được chia làm 5 cột:

  • Chỉ tiêu (1): Các chỉ tiêu báo cáo
  • Mã số (2): Mã số tương ứng với các chỉ tiêu
  • Thuyết minh báo cáo tài chính (3): Diễn giải các số hiệu của các chỉ tiêu tương ứng
  • Năm nay (4): Tổng số phát sinh trong năm nay
  • Năm trước (5): Số liệu của năm trước và số liệu này thường được dùng để so sánh

Dưới đây là  5 cột trong một bảng báo cáo cơ bản:

Cột A Các chỉ tiêu báo cáo
Cột B Mã số các chỉ tiêu tương ứng
Cột C Thuyết minh

Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm.

Cột 1 Số năm nay

Tổng số phát sinh trong năm báo cáo

       Cột 2 Số liệu của năm trước (thuận tiện cho việc so sánh)

Căn cứ vào số liệu ghi ở cột 1 “Năm nay’ của từng chỉ tiêu tương ứng trong báo cáo này năm trước hoặc theo số đã điều chỉnh trong trường hợp phát hiện ra sai sót trọng yếu của các năm trước có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.    

3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm những gì?

Chỉ tiêu Mã số Nội dung Cách dựa theo Đối ứng tài khoản
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 Bao gồm tất cả doanh thu từ bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm báo cáo của Đơn vị Lũy kế phát sinh Có tài khoản 511 đối ứng với Nợ TK 111, 112, 131,…
2. Các khoản giảm trừ  02 Trong quá trình bán hàng, phát sinh các hàng hóa bị trả lại, hoặc giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ dẫn đến giảm doanh thu. Lũy kế phát sinh Nợ tài khoản 511 đối ứng với Có tài khoản 521 
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 10 = 01 – 02 ) 10 Là chênh lệch giữa Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với khoản giảm trừ doanh thu Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 511 đối ứng Có tài khoản 911 cuối kỳ
4. Giá vốn hàng bán 11 Là các loại chi phí cấu thành nên sản phẩm như: chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao, các chi phí khác… Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 632 cuối kỳ 
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 20 = 10 – 11 ) 20 Là chênh lệch giữa Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với Giá vốn hàng bán
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 Doanh thu từ việc thu tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được chia,… Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 515 đối ứng Có tài khoản 911 cuối kỳ
7. Chi phí tài chính 22 Chi phí phát sinh như lãi vay phải trả, lãi mua hàng trả chậm, lỗ bán ngoại tệ,… Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 635 cuối kỳ
– Trong đó: Lãi vay phải trả 23
8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 Là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình quản lý kinh doanh. Tổng số phát sinh bên Có TK 642 đối ứng với bên Nợ của TK 911
9. Chi phí bán hàng 25 Là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình bán hàng: như chi phí marketing, chi phí vận chuyển, bảo quản, đóng gói,… Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 641 cuối kỳ 
10. Chi phí quản lý .doanh nghiệp 26 Là toàn bộ các chi phí phục vụ hoạt động quản lý của doanh nghiệp: như chi phí khấu hao, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí tiền lương nhân viên quản lý, các loại chi phí bằng tiền khác,… Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 642 cuối kỳ
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30 = 20 + ( 21- 22)- (25 + 26)] 30 Là kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mà không bao gồm lợi nhuận khác
12. Thu nhập khác 31 Là các khoản thu nhập thu được không từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Đơn vị như lãi từ thanh lý tài sản cố định, chênh lệch lãi do đánh giá lại giá trị vật tư, hàng hóa,… Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 711 đối ứng Có tài khoản 911 cuối kỳ 
13. Chi phí khác 32 Là các khoản chi phí không phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Đơn vị như lỗ từ thanh lý tài sản cố định, lỗ do đánh giá lại giá trị vật tư, hàng hóa,… Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 811 cuối kỳ 
14. Lợi nhuận khác ( 40= 31 – 32) 40 Là chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác
15. Tổng lợi nhuận trước thuế ( 50 = 30 + 40) 50 Là tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và lợi nhuận khác
16. Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành 51 Là chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm báo cáo Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 8211 cuối kỳ hoặc được ghi âm nếu Nợ tài khoản 8211 đối ứng Có tài khoản 911
17. Chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại 52 Là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm Là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm
18. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51-52) 60 Là kết quả của tổng lợi nhuận trước thuế trừ đi chi phí thuế TNDN
19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70
20. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) 71

 

4. Nguyên tắc khi lập báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông Tư 200/2014/TT-BTC

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC đã đưa ra một số yêu cầu về nguyên tắc lập báo cáo kết quả kinh doanh cho các doanh nghiệp như sau:

4.1. Nguyên tắc cần có trong việc lập và trình bày báo cáo

Trong quá trình lập báo cáo tài chính tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc thì các khoản mục chi phí, doanh thu, lãi, lỗ sẽ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch nội bộ đều phải thực hiện loại trừ.

Mục chi phí, thu nhập, doanh thu phải được trình bày thận trọng và chuẩn chỉnh theo nguyên tắc. Nếu có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thì phải điều chỉnh hồi tố và không được điều chỉnh vào kỳ báo cáo.

(Theo VAS 29: Điều chỉnh hồi tố là việc điều chỉnh những ghi nhận, trình bày và xác định giá trị các khoản mục của báo cáo tài chính giống như việc sai sót của kỳ trước chưa xảy ra.)

4.2. Cơ sở dữ liệu

  • Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước, hay quý này năm trước, quý trước,…
  • Sổ kế toán tổng hợp và được trình bày chi tiết các tài khoản loại 5,6,7,8,9.
  • Cùng với một số tài liệu liên quan khác,…

5. Nội dung của Báo cáo kết quả kinh doanh

Việc lập báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định chế độ kế toán hiện hành là một báo cáo tài chính các đơn vị kế toán bắt buộc phải lập.

Khi tài sản của đơn vị tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chúng sẽ vận động, quá trình vận động này hướng theo mục đích của nhà quản trị đơn vị đó là bảo toàn và phát triển vốn. Tuy nhiên sau một thời kỳ hoạt động để có được những biện pháp điều chỉnh hoạt động của đơn vị thì thông tin về kết quả hoạt động là rất cần thiết. Đáp ứng yêu cầu này trong công tác kế toán có báo cáo kết quả kinh doanh.

Báo cáo kết quả kinh doanh là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối nhằm phản ánh về kết quả hoạt động của một đơn vị sau một thời kỳ.

Báo cáo kết quả kinh doanh là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán nên cơ sở để lập nên báo cáo này cũng cần phải dựa vào tính cân đối vốn có của đối tượng kế toán, cụ thể áp dụng cho báo kết quả hoạt động kinh doanh là phương trình kế toán:

KẾT QUẢ (LÃI, LỖ) = DOANH THU (THU NHẬP) – CHI PHÍ

lập báo cáo kết quả kinh doanh

Từ phương trình trên cho thấy nội dung chính phản ánh của báo cáo này đó là cho biết các hoạt động của đơn vị cho kết quả cuối cùng như thế nào (lãi hay lỗ) sau một thời kỳ hoạt động.

6. Nguồn số liệu lập Báo cáo kết quả kinh doanh

Các chỉ tiêu thể hiện trong khi lập báo cáo kết quả kinh doanh là những chỉ tiêu thời kỳ, nó thể hiện kết quả đạt được của một đơn vị sau một thời gian hoạt động nhất định, vì vậy nguồn số liệu để lập nên các chỉ tiêu trong báo cáo này cũng phải có đặc tính tương tự.

Báo cáo kết quả kinh doanh là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối nên cũng sử dụng nguồn số liệu kế toán chung là các sổ kế toán, tuy nhiên trong hệ thống sổ kế toán thể hiện kết quả hoạt động của đơn vị chỉ có nhóm tài khoản doanh thu, thu nhập và chi phí.

Trong các tài khoản kế toán này kế toán sử dụng số phát sinh của các tài khoản để lập cho các chỉ tiêu tương ứng trong báo cáo. Cụ thể trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp số phát sinh các tài khoản loại 5 đến loại 8 sẽ được sử dụng để lập báo cáo kết quả kinh doanh.

7. Hướng dẫn cách lập báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất

Theo thông tư 200/2024/TT-BTC hướng dẫn cách lập báo cáo kết quả kinh doanh cần phải đủ các yếu tố dưới đây:

Hướng dẫn cách lập báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất 2024

7.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã 01)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” trong kỳ báo cáo.

Lưu ý: Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.

Chỉ tiêu này không bao gồm các loại thuế gián thu, như thuế GTGT (kể cả thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế, phí gián thu khác.

7.2. Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã 02)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên Có các TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu” trong kỳ báo cáo.

Lưu ý: Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản thuế gián thu, phí mà doanh nghiệp không được hưởng phải nộp NSNN (được kế toán ghi giảm doanh thu trên sổ kế toán TK 511) do các khoản này về bản chất là các khoản thu hộ Nhà nước, không nằm trong cơ cấu doanh thu và không được coi là khoản giảm trừ doanh thu nằm trong cơ cấu doanh thu và không được coi là khoản giảm trừ doanh thu.

6.3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)

Mục này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, BĐS đầu tư, sản phẩm, doanh thu cung cấp các dịch vụ và doanh thu khác đã trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, hàng giảm giá) trong kỳ báo cáo và làm căn cứ cho báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mã số 10 = Mã số 1 – Mã số 2

7.4. Giá vốn hàng bán (Mã số 11)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, BĐS đầu tư, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán’’ trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Lưu ý: Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản giá vốn hàng bán phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.

7.5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)

Phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo. Nếu số liệu mục này âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).

Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11

7.6. Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng với bên Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

Lưu ý: Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.

7.7. Chi phí tài chính (Mã số 22)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh,… phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 635 “Chi phí tài chính” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

Lưu ý: Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản chi phí tài chính phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.

7.8. Chi phí lãi vay (Mã số 23)

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết Tài khoản 635, phần chi phí lãi vay trong kỳ. 

7.9. Chi phí quản lý kinh doanh (Mã số 24)

Phản ánh tổng chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào mục này là tổng số phát sinh bên Có của TK 642, đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo.

7.10. Chi phí bán hàng (Mã số 25)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng hóa, thành phẩm đã bán, dịch vụ đã cung cấp phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có của Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”, đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

7.11. Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 26)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có của Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”, đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ.

7.12. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)

Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Phần này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng (+) Doanh thu hoạt động tài chính trừ (-) Chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ báo cáo. Nếu số liệu âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).

Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 – Mã số 22 – Mã số 24

7.13. Thu nhập khác (Mã số 31)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác, phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

Lưu ý: Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý.

– Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản thu nhập khác phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.

7.14. Chi phí khác (Mã số 32)

Phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào mục này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 811 “Chi phí khác” (sau khi trừ phần chi phí khác từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ). Đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo.

Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ và chi phí thanh lý. Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc, các khoản chi phí khác phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.

7.15. Lợi nhuận khác (Mã số 40)

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (sau khi đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).

Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32

7.16. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50)

Phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo.

Nếu doanh thu thuần nhỏ hơn giá vốn hàng bán thì được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Còn nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).

Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40

7.17. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51)

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên số kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên số kế toán chi tiết TK 8211).

7.18. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52)

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên số kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên số kế toán chi tiết TK 8212).

7.19. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm báo cáo. Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51+ Mã số 52).

7.20. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70)

Chỉ tiêu này phản ánh lãi cơ bản trên cổ phiếu, chưa tính đến các công cụ được phát hành trong tương lai có khả năng pha loãng giá trị cổ phiếu. Chỉ tiêu này được trình bày trên Báo cáo tài chính của công ty cổ phần là doanh nghiệp độc lập. Đối với công ty mẹ là công ty cổ phần, chỉ tiêu này chỉ được trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất, không trình bày trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ. 

Trường hợp Quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích từ lợi nhuận sau thuế, lãi cơ bản trên cổ phiếu được xác định theo công thức sau:

lập báo cáo kết quả kinh doanh 2

Việc xác định lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông và số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế.

7.21. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (Mã số 71)

Chỉ tiêu này phản ánh lãi suy giảm trên cổ phiếu, có tính đến sự tác động của các công cụ trong tương lai có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu và pha loãng giá trị cổ phiếu.

Chỉ tiêu này được trình bày trên Báo cáo tài chính của công ty cổ phần là doanh nghiệp độc lập. Đối với công ty mẹ là công ty cổ phần, chỉ tiêu này chỉ được trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất, không trình bày trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.

Lãi suy giảm trên cổ phiếu được xác định như sau:

lập báo cáo kết quả kinh doanh 3

Xác định lợi nhuận (hoặc lỗ) phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu

Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông = Lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế TNDN Các khoản điều chỉnh giảm + Các khoản điều chỉnh tăng

 

Trường hợp công ty trình bày lãi cơ bản trên cổ phiếu trên Báo cáo tài chính hợp nhất thì lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ là lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp được tính trên cơ sở thông tin hợp nhất. Trường hợp công ty trình bày trên Báo cáo tài chính riêng thì lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ là lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế của riêng công ty.

  1. Các khoản điều chỉnh giảm lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp để tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông khi xác định lãi suy giảm trên cổ phiếu

Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi: Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi bao gồm: Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi không lũy kế được thông báo trong kỳ báo cáo và cổ tức của cổ phiếu ưu đãi luỹ kế phát sinh trong kỳ báo cáo. Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được tính như sau:

Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi = Tỷ lệ cổ tức của cổ phiếu ưu đãi x Mệnh giá cổ phiếu ưu đãi

 

  • Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu ưu đãi của người sở hữu.
  • Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông hoặc các khoản thanh toán khác thực hiện theo điều kiện chuyển đổi có lợi tại thời điểm thanh toán với giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông được phát hành theo điều kiện chuyển đổi gốc.
  • Các khoản cổ tức hoặc các khoản khác liên quan tới cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm;
  • Các khoản lãi được ghi nhận trong kỳ liên quan tới cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm; và
  • Các yếu tố khác làm giảm lợi nhuận sau thuế nếu chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm thành cổ phiếu phổ thông.Ví dụ, các khoản chi phí để chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông làm giảm lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.

2. Xác định các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp:

Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu ưu đãi của người sở hữu.

Các yếu tố làm tăng lợi nhuận sau thuế nếu chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm thành cổ phiếu phổ thông.Ví dụ, khi chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông thì doanh nghiệp sẽ được giảm chi phí lãi vay liên quan tới trái phiếu chuyển đổi và việc làm tăng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.

3. Số lượng cổ phiếu để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu 

Số lượng cổ phiếu để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu được xác định là số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ cộng (+) với số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông sẽ được phát hành thêm trong trường hợp tất cả các cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm đều được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.

Việc xác định số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Xác định số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông sẽ được phát hành thêm trong kỳ

Cổ phiếu phổ thông sẽ được phát hành thêm trong kỳ được coi là cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động làm suy giảm lãi trên cổ phiếu; gồm:

  • Quyền chọn mua chứng quyền và các công cụ tương đương;
  • Công cụ tài chính có thể chuyển đổi;
  • Cổ phiếu phổ thông phát hành có điều kiện;
  • Hợp đồng được thanh toán bằng cổ phiếu phổ thông hoặc bằng tiền;
  • Các quyền chọn đã được mua;
  • Quyền chọn bán đã phát hành.

8. Mẫu bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

8.1. Mẫu báo cáo Báo cáo KQHĐKD theo thông tư 200 (Mẫu số: B02-DN ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

lập báo cáo kết quả kinh doanh 312

 

8.2. Mẫu báo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 133

lập báo cáo kết quả kinh doanh 31

9. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với phần mềm quản trị kế toán – tài chính Arito

Arito là một hệ sinh thái phần mềm quản lý kế toán và tài chính đa dạng, được thiết kế bởi Công ty CP Giải Pháp Công Nghệ Arito nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Với sứ mệnh giúp doanh nghiệp hiện đại nâng cao hiệu suất và tối ưu hóa quá trình quản lý tài chính, Arito cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ chuyên sâu. Có thể nói, Arito chính là 1 trong top 10 phần mềm quản trị kế toán – tài chính tốt nhất và được ưa chuộng nhất hiện nay với số lượng người dùng đông đảo lên đến 15.000 người và trong số đó có hơn 2000 doanh nghiệp vừa và nhỏ. ‘

phàn mềm quản lý bán hàng arito

Phần mềm quản lý tài chính – kế toán được ưa chuộng nhất hiện nay – Arito

Các tính năng nổi bật của phần mềm quản lý tài chính – kế toán Arito:

  • Phần mềm Online hoàn toàn trên nền tảng Web/App, truy cập làm việc mọi lúc mọi nơi qua Internet, có thể làm việc từ xa
  • Tích hợp với các hệ thống hoá đơn điện tử và phát hành hoá đơn trực tiếp trên phần mềm kế toán giúp giảm thiểu một công việc phải thực hiện nhiều lần.
  • Công cuộc xử lý hoá đơn đầu vào giúp kế toán kiểm tra trực tiếp được tính hợp lý, hợp lệ của hoá đơn và loại trừ những hoá đơn có rủi ro về thuế, giảm thiểu việc nhập liệu thủ công vào phần mềm kế toán.
  • Các mẫu báo cáo thuế, tờ khai quyết toán, báo cáo tài chính được cập nhật mới liên tục theo quy định của nhà nước.
  • Chuyển đổi các dạng báo cáo từ chuẩn mực Việt Nam sang chuẩn mực quốc tế.
  • Giá thành sản xuất, xây dựng được tính chi tiết cho sản phẩm, bán thành phẩm, đơn hàng, lệnh sản xuất hoặc từng giai đoạn sản xuất và linh động thiết lập, khai báo.
  • Quy trình phê duyệt nhiều cấp: duyệt trên phần mềm, hệ thống notification tới người quản trị được phân quyền thông qua Email, App,…
  • Cung cấp đầy đủ các mẫu báo cáo về công nợ, tài sản, ngân sách và sổ sách chi tiết của kế toán.
  • Đầy đủ các phần hành công nợ, tiền lương, nghiệp vụ kho…Tự động tổng hợp báo cáo thuế, báo cáo tài chính, tự động đối chiếu phát hiện sai sót.
  • Hệ thống cảnh báo thông minh, tránh bỏ lỡ công việc, giảm sai sót dữ liệu.
  • Tự động lập báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo đa chiều, giúp lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng, dễ dàng, đồng thời cho phép người dùng tự chọn và chủ động khởi tạo theo dạng pivot.
  • Hệ sinh thái kết nối đa chiều bên trong bên ngoài, đồng bộ dữ liệu.
  • Kết nối: Tổng cục thuế, Hệ thống quản trị nhân sự, bán hàng, Ngân hàng, Hóa đơn điện tử, Chữ ký số, Phần mềm bán hàng… tạo thành hệ sinh thái xử lý dữ liệu nhanh, tiện lợi.

Như vậy, việc sử dụng phần mềm kế toán tài chính Arito không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình lập báo cáo, mà còn mang lại sự chính xác và đáng tin cậy cho các thông tin tài chính, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược thông minh và hiệu quả hơn. Với Arito, việc tự động hóa quá trình thu thập dữ liệu, xử lý số liệu, và tạo ra báo cáo kết quả kinh doanh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đồng thời, tính linh hoạt và tùy chỉnh của phần mềm này cũng cho phép các doanh nghiệp điều chỉnh báo cáo theo nhu cầu cụ thể của họ.

Trong môi trường kinh doanh đang phát triển nhanh chóng ngày nay, việc sử dụng các công nghệ và phần mềm hiện đại là điều không thể tránh khỏi để tối ưu hóa quá trình kế toán và lập báo cáo kết quả kinh doanh. Phần mềm kế toán tài chính Arito là một trong những công cụ mạnh mẽ và tiện ích mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để thực hiện các bước lập báo cáo một cách hiệu quả và chính xác nhất.

Chia sẻ

Bài viết liên quan:

Công nghệ

Giới thiệu phần mềm xử lý hoá đơn điện tử đầu vào tự động ARITO INVOICE

Bạn đang đau đầu với việc xử lý xếp hóa đơn đầu vào chờ ghi sổ. Bạn tốn nhiều thời gian cho việc xử lý thủ công hóa đơn điện tử. Bạn cảm thấy nhàm chán vì phải lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác để chuyển hóa đơn đầu vào của nhà cung cấp qua chứng từ kế toán. Bạn lo lắng vì có thể có sai sót trong quá trình nhập liệu hóa đơn đầu vào. Bạn đang rất cần một giải pháp để có thể xử lý tự động, nhanh gọn, chính xác dữ liệu

phần mềm quản lý bất động sản
Tin trong ngành

Top 10 phần mềm quản lý bất động sản hiệu quả nhất hiện nay

Trong bối cảnh thị trường bất động sản ngày càng phát triển và cạnh tranh, việc ứng dụng công nghệ vào quản lý các hoạt động liên quan đến bất động sản là rất cần thiết. Phần mềm quản lý bất động sản không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, mà còn nâng cao hiệu quả công việc, từ quản lý thông tin khách hàng đến theo dõi tiến độ dự án. Những phần mềm này cung cấp các tính năng mạnh mẽ, hỗ trợ các nhà môi giới, quản lý dự án và chủ

Tài sản cố định hữu hình
Tin trong ngành

Tài sản cố định hữu hình là gì? Cách hạch toán TSCĐ hữu hình

Tài sản cố định hữu hình là một trong những yếu tố quan trọng trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Đây là những tài sản có giá trị lớn, được sử dụng lâu dài và không thay đổi hình thái trong quá trình sử dụng. Chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng là một yếu tố quan trọng trong việc định hình chiến lược tài chính. Việc hiểu rõ về khái niệm và cách hạch toán tài sản cố định hữu hình sẽ giúp các doanh

tài sản cố định vô hình
Tin trong ngành

Tài sản cố định vô hình là gì? Hướng dẫn cách hạch toán

Tài sản cố định vô hình là một phần không thể thiếu trong hệ thống tài sản của doanh nghiệp hiện đại, đặc biệt khi nền kinh tế đang dịch chuyển mạnh mẽ sang hướng dịch vụ và tri thức. Khác với tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình không có hình thái vật chất, nhưng mang lại giá trị và tiềm năng phát triển lớn cho doanh nghiệp thông qua quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền, phát minh, sáng chế, và nhiều loại quyền lợi kinh tế khác. Hiểu rõ các nguyên tắc

Arito sẽ liên hệ lại quý Anh/Chị ngay!

Arito sẽ liên hệ lại quý Anh/Chị ngay!