Bảng lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Khái niệm, nội dung và cách lập 

Mục lục

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bức tranh phản ánh về dòng tiền luân chuyển của doanh nghiệp. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách doanh nghiệp tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh, cách doanh nghiệp đầu tư vào các dự án mới và cách doanh nghiệp quản lý nguồn vốn của mình. Qua đó, nhà đầu tư có thể đánh giá được khả năng sinh lời và độ ổn định của doanh nghiệp.

Trong bài viết này, Arito sẽ đưa cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích hơn về báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 

1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được xem như một cuốn nhật ký ghi lại tất cả các hoạt động thu chi tiền mặt của doanh nghiệp trong một kỳ. Theo quy định tại Nghị định 25/2017/NĐ-CP, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được định nghĩa:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một phần của báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp, gồm các luồng tiền thu vào, chi ra phát sinh từ các hoạt động chủ yếu, các hoạt động đầu từ và hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo, số dư tiền và tương đương tiền tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo theo quy định của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia thành 3 hoạt động

  • Hoạt động kinh doanh: Phản ánh dòng tiền phát sinh trực tiếp từ hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp, như doanh thu từ bán hàng, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng…
  • Hoạt động đầu tư: Liên quan đến dòng tiền phát sinh từ các hoạt động đầu tư, như mua bán tài sản cố định, đầu tư vào các công ty khác…
  • Hoạt động tài chính: Bao gồm dòng tiền phát sinh từ các hoạt động tài chính, như vay vốn, trả nợ, trả cổ tức…

Việc chia thành 3 hoạt động này giúp nhà đầu tư và các bên liên quan có cái nhìn rõ ràng hơn về cách doanh nghiệp tạo ra tiền, sử dụng tiền vào đâu và nguồn vốn của doanh nghiệp đến từ đâu. Từ đó, họ có thể đánh giá được khả năng sinh lời, khả năng thanh toán nợ và sức khỏe tài chính tổng thể của doanh nghiệp. Đồng thời, báo cáo này cũng là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược, như mở rộng sản xuất, đầu tư vào các dự án mới hay phân bổ vốn hiệu quả hơn.

Bảng lưu chuyển tiền tệ

2. Nội dung, cấu trúc của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một phần quan trọng trong bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nó tổng hợp các luồng tiền từ các hoạt động chính, bao gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

2.1. Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh

Trong phần luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, chúng ta xem xét các dòng tiền liên quan đến việc tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp. Cụ thể, các dòng tiền bao gồm:

  • Tiền thu từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ: Đây là số tiền doanh nghiệp thu được từ việc bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
  • Tiền thu từ các khoản doanh thu khác: Bao gồm các khoản thu khác ngoài việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, ví dụ như thuê bao, cổ tức, lãi suất.
  • Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ: Đây là số tiền doanh nghiệp trả cho các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
  • Tiền chi trả cho chi phí thuê nhân công: Bao gồm tiền lương cho nhân viên, bảo hiểm, trợ cấp và các khoản liên quan đến nhân sự.
  • Tiền chi trả lãi vay: Số tiền doanh nghiệp trả cho các khoản vay mà họ đã thực hiện.
  • Tiền chi trả nộp thuế và hoàn thuế: Bao gồm các khoản thuế doanh nghiệp phải nộp và các khoản thuế được hoàn trả.
  • Tiền chi trả về phí bồi thường và tiền thu do được bồi thường: Đây là các khoản chi phí liên quan đến bồi thường hoặc đền bù.

Nội dung, cấu trúc của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

2.2. Luồng tiền từ hoạt động đầu tư

Luồng tiền từ hoạt động đầu tư liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán tài sản và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Cụ thể, nó bao gồm:

  • Tiền chi để mua sắm, xây dựng các tài sản cố định và các tài sản khác: Đây là số tiền doanh nghiệp chi để mua sắm, xây dựng các tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng và các tài sản khác như đất đai, bằng sáng chế.
  • Tiền chi cho vay đối với bên khác: Đây là số tiền doanh nghiệp chi để cho vay cho các bên khác.
  • Tiền thu hồi việc cho vay từ bên khác: Bao gồm việc thu hồi số tiền đã cho vay từ các bên khác.
  • Tiền chi đầu tư để góp vốn vào đơn vị khác: Đây là số tiền doanh nghiệp chi để góp vốn vào các đơn vị khác, trừ trường hợp mua cổ phiếu vì mục đích thương mại.
  • Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác: Bao gồm việc thu hồi số tiền đã góp vốn vào các đơn vị khác, trừ trường hợp bán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại.
  • Tiền lãi thu được do cho vay, lãi cổ tức và lợi nhuận thu được: Bao gồm các khoản lãi thu được từ việc cho vay, lãi cổ tức và lợi nhuận khác.

2.3. Luồng tiền từ hoạt động tài chính

Luồng tiền từ hoạt động tài chính liên quan đến việc thay đổi quy mô, cấu trúc vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Cụ thể, nó bao gồm các khoản sau:

  • Tiền thu từ phát hành cổ phiếu và vốn góp của chủ sở hữu: Đây là số tiền doanh nghiệp thu được từ việc phát hành cổ phiếu mới hoặc nhận vốn góp từ chủ sở hữu.
  • Tiền chi trả vốn góp cho chủ sở hữu và mua lại cổ phiếu đã phát hành: Bao gồm việc trả lại vốn góp cho chủ sở hữu và mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành.
  • Tiền thu từ các khoản vay ngắn hạn và dài hạn: Đây là số tiền doanh nghiệp thu từ việc vay ngắn hạn và dài hạn.
  • Tiền chi trả nợ thuê tài chính: Bao gồm việc trả nợ liên quan đến thuê tài chính.
  • Tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay: Đây là số tiền doanh nghiệp trả lại các khoản nợ gốc đã vay.
  • Cổ tức và lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu: Bao gồm các khoản cổ tức và lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu.

Nội dung, cấu trúc của báo cáo lưu chuyển tiền tệ 2

3. Vai trò của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo cần thiết trong quá trình hoạt động tài chính của công ty:
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bộ phận hợp hành của báo cáo tài chính doanh nghiệp, đây là báo cáo bắt buộc và luôn được lập vào cuối mỗi niên độ kế toán.
– Tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 (VAS 24), Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư số 200/2014/TT-BTC cũng đã nêu lên những vấn đề rất cơ bản của báo cáo lưu chuyển tiền tệ, được ví như “huyết mạch” đối với doanh nghiệp.
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là căn cứ rõ ràng nhất để phân tích, đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp:

  • Phân tích biến động dòng tiền.
  • Phân tích xu hướng biến động của dòng tiền.
  • Phân tích cơ cấu dòng tiền.
  • Phân tích khả năng, tiềm năng tạo ra tiền.

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ trở thành công cụ hữu ích để người sử dụng đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn.

4. Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ chuẩn nhất hiện nay

Hiện nay, mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong báo cáo tài chính được lập theo phương thức gián tiếp được quy định tại Mẫu số B03 – DNN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:

Tải ngay Mẫu số B03 – DNN!

Tải ngay Mẫu số B03 - DNN!

5. Nguyên tắc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Theo Điều 144, Thông tư 200/2014/TT-BTC, việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN) cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải tuân theo các quy định trong Chuẩn mực kế toán số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” và Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ.”

Nguyên tắc 2: Các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải là những khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng và có khả năng chuyển đổi thành tiền một cách dễ dàng.

Nguyên tắc 3: Các luồng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải được phân loại và trình bày theo 3 hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, và hoạt động đầu tư, theo quy định của chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.”

Nguyên tắc 4: Doanh nghiệp có thể trình bày luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, tài chính, và đầu tư theo cách thức phù hợp nhất.

Nguyên tắc 5: Luồng tiền từ các hoạt động sau được trình bày trên cơ sở thuần:

  • Thu và chi trả tiền hộ khách hàng.
  • Thu và chi tiền đối với các giao dịch có vòng quay nhanh và thời gian đáo hạn ngắn, như mua bán ngoại tệ và các khoản đầu tư.

Nguyên tắc 6: Luồng tiền phát sinh từ giao dịch ngoại tệ phải được quy đổi sang đồng tiền sử dụng chính thức trong sổ kế toán và báo cáo tài chính, theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm giao dịch.

Nguyên tắc 7: Các giao dịch đầu tư tài chính không sử dụng trực tiếp tiền hoặc tương đương tiền không được trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Nguyên tắc 8: Tiền và tương đương tiền đầu kỳ, cuối kỳ, và ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái đối với các khoản tiền và tương đương tiền bằng ngoại tệ cuối kỳ cần được trình bày riêng biệt.

Nguyên tắc 9: Doanh nghiệp phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn nhưng không thể sử dụng được do bị hạn chế bởi pháp luật hoặc các ràng buộc khác.

Nguyên tắc 10: Khoản vay để thanh toán cho nhà cung cấp hay nhà thầu vẫn phải được trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Nguyên tắc 11: Khi doanh nghiệp phát sinh khoản thanh toán bù trừ với cùng một đối tượng, việc trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải tuân theo các quy định sau:

  • Nếu thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch thuộc cùng một luồng tiền, doanh nghiệp được phép trình bày trên cơ sở thuần.
  • Nếu thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch thuộc các luồng tiền khác nhau, doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt, không được trình bày trên cơ sở thuần.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Khái niệm, nội dung và cách lập

6. Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Như đã phân tích, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia thành 3 luồng chính: kinh doanh, tài chính và đầu tư. Trong bài viết này, Arito sẽ hướng dẫn lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp.

6.1. Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh

Bao gồm các khoản sau:

  • Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ (mã 01): Số liệu từ các tài khoản 111, 112, sau khi đối chiếu với TK 511, 131 hoặc 515, 121. Ghi âm trong ngoặc đơn.
  • Tiền chi trả cho nhà cung cấp (mã 02): Số liệu từ TK 111, 112 sau khi đối chiếu với TK 331 và các tài khoản phản ánh hàng tồn kho.
  • Tiền chi trả cho người lao động (mã 03): Căn cứ theo tổng tiền đã chi trả, lấy từ TK 111, 112 sau khi đối chiếu với TK 334. Ghi âm trong ngoặc đơn.
  • Tiền vay đã trả (mã số 04): Số liệu lấy từ TK 111, 112, 113. Ghi âm trong ngoặc đơn.
  • Thuế TNDN đã nộp (mã số 05): Số liệu lấy từ TK 111, 112, 113. Ghi âm trong ngoặc đơn.
  • Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (mã số 06): Số liệu lấy từ TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với các TK 711, 133, 141, 244. Ghi âm trong ngoặc đơn.
  • Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (mã số 07): Số liệu từ TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với các TK 811, 161, 244, 333, 338, 344, 352, 353, 356 và các tài khoản liên quan. Ghi âm trong ngoặc đơn.
  • Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (mã số 20): Tổng cộng các chỉ tiêu từ mã 01 đến mã 07.

Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh

6.2. Lập báo cáo luồng tiền từ hoạt động đầu tư

  • Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ (mã số 21): Số liệu từ TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với các TK 211, 213, 217, 241. Ghi âm trong ngoặc đơn.
  • Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ: Chênh lệch giữa số thu và chi cho việc thanh lý. Số liệu từ TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với các TK 711, 5117, 131. Nếu số tiền thu nhỏ hơn chi, ghi âm trong ngoặc đơn.
  • Tiền chi cho vay và các công cụ nợ (mã số 23): Số liệu từ TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với các TK 171, 128. Ghi âm trong ngoặc đơn.
  • Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ (mã số 24): Số liệu từ TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với các TK 171, 18.
  • Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (mã số 25): Số liệu từ TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với các TK 221, 222, 2281, 331.
  • Tiền thu hồi đầu tư vốn (mã số 26): Số liệu từ TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với các TK 221, 222, 2281, 131.
  • Thu lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận (mã số 27): Số liệu từ TK 111, 112 sau khi đối chiếu với TK 515.
  • Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (mã số 30): Tổng cộng các chỉ tiêu từ mã 21 đến mã 27.

6.3. Lập báo cáo luồng tiền từ hoạt động tài chính

  • Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp (mã số 31): Số liệu từ TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với TK 411.
  • Tiền trả lãi vốn góp, mua lại cổ phiếu đã phát hành (mã số 32): Số liệu từ TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với TK 411, 419 trong kỳ báo cáo.
  • Tiền thu từ đi vay (mã số 33): Số liệu từ TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với các TK 171, 3411, 3431, 3432, 41112 và các tài khoản liên quan trong kỳ báo cáo.
  • Tiền trả nợ gốc vay (mã số 34): Số liệu từ TK 111, 112 sau khi đối chiếu với các TK 171, 3411, 3432, 41112 và TK 3412 trong kỳ báo cáo. Ghi âm trong ngoặc đơn.
  • Tiền trả nợ gốc thuê tài chính (mã số 35): Số liệu từ TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với TK 3412 trong kỳ báo cáo. Ghi âm trong ngoặc đơn.
  • Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (mã số 36): Số liệu từ TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với TK 3421, 338 trong kỳ báo cáo. Ghi âm trong ngoặc đơn.
  • Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (mã số 40): Tổng cộng các chỉ tiêu từ mã 31 đến mã 36.
  • Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (mã số 50): Bằng tổng các chỉ tiêu mã số 20 + mã số 30 + mã số 40.

7. Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ dựa trên các tài liệu sau:

  • Bảng cân đối kế toán.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính.
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước.
  • Các tài liệu khác như sổ kế toán tổng hợp, sổ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,…

Trên đây là hướng dẫn lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo quy định mới nhất. Để lập báo cáo theo phương pháp trực tiếp, kế toán cần tuân thủ các nguyên tắc và phân chia luồng tiền theo hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính, sau đó tổng hợp thành lưu chuyển tiền thuần trong kỳ.

Chia sẻ

Bài viết liên quan:

Công nghệ

Giới thiệu phần mềm xử lý hoá đơn điện tử đầu vào tự động ARITO INVOICE

Bạn đang đau đầu với việc xử lý xếp hóa đơn đầu vào chờ ghi sổ. Bạn tốn nhiều thời gian cho việc xử lý thủ công hóa đơn điện tử. Bạn cảm thấy nhàm chán vì phải lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác để chuyển hóa đơn đầu vào của nhà cung cấp qua chứng từ kế toán. Bạn lo lắng vì có thể có sai sót trong quá trình nhập liệu hóa đơn đầu vào. Bạn đang rất cần một giải pháp để có thể xử lý tự động, nhanh gọn, chính xác dữ liệu

thuế lũy tiến
Tin trong ngành

Thuế lũy tiến là gì? Hướng dẫn tính TNCN lũy tiến chính xác

Trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội ngày nay, việc áp dụng các hệ thống thuế công bằng và hợp lý trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trong đó, thuế lũy tiến, hay còn gọi là thuế lũy tiến từng phần, là một phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân đang được nhiều quốc gia áp dụng. Hệ thống thuế này không chỉ đảm bảo tính công bằng trong việc phân chia gánh nặng thuế giữa các cá nhân mà còn góp phần điều tiết thu nhập, tái phân phối tài

chuyển đổi hóa đơn điện tử
Tin trong ngành

Hướng dẫn chuyển đổi hoá đơn điện tử theo chuẩn Thông tư 78 & Nghị định 123

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) trở thành một bước đi quan trọng không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Ngày 21/4, Tổng Cục Thuế đã chính thức công bố Hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sang HĐĐT theo chuẩn Thông tư 78 và Nghị định 123.  Bài viết này của Arito sẽ hướng

số hoá là gì
Tin trong ngành

Số hoá là gì? Phân biệt giữa số hoá và chuyển đổi số

Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, số hóa đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi, số hóa thực sự là gì và nó khác biệt như thế nào so với chuyển đổi số? Hãy cùng Arito khám phá những khái niệm này để hiểu rõ hơn về cách mà chúng đang thay đổi cách chúng ta làm việc và sống hàng ngày. Số hoá là gì? Số hóa là quá trình chuyển đổi thông tin từ dạng vật lý (như

Arito sẽ liên hệ lại quý Anh/Chị ngay!