- Arito - Phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp ERP
- Tin tức
- Quy Định Định Dạng Hóa Đơn Điện Tử Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Quy Định Định Dạng Hóa Đơn Điện Tử Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Mục lục
Trong bài viết này, Arito Solutions xin chia sẻ đến quý bạn đọc những quy định của Chính phủ về đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo thông tư số 78/2021/TT-BTC về định dạng hoá đơn điện tử.
Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là gì?
Theo điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về khái niệm của hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế như sau:
Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được hiểu là hóa đơn điện tử được cấp mã bởi cơ quan thuế trước khi được doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ gửi đi cho người mua.
Ngược lại, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế được cấp bởi doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ cho người mua mà không thông qua cơ quan thuế.
Chính vì vậy, đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hay không có mã có sự khác nhau.
Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế gồm:
- Doanh nghiệp hoặc tổ chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần kinh doanh (trừ trường hợp thuộc các đối tượng sử dụng hóa đơn không có mã của cơ quan thuế).
- Các đối tượng áp dụng hóa đơn không có mã của cơ quan thuế nhưng có nhu cầu chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã.
- Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thứ ba đó là những doanh nghiệp đang gặp rủi ro cao về thuế.
Cụ thể, theo khoản 2, Điều 5 Thông tư 78/2021/TT-BTC, những đối tượng này phải chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ lúc cơ quan thuế đưa ra thông báo chuyển đổi và tuân thủ theo những gì được thông báo từ cơ quan thuế.
Ngoài doanh nghiệp, đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế còn có hộ hoặc cá nhân kinh doanh như:
- Nếu nộp thuế theo hình thức kê khai, hộ – cá nhân kinh doanh phải áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
- Nộp thuế theo phương pháp khoán và có yêu cầu sử dụng hóa đơn. Khi đó, hộ – cá nhân kinh doanh sẽ được cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử mỗi lần phát sinh giao dịch buôn bán.
- Nếu các cá nhân hay hộ kinh doanh đến khai thuế theo từng lần phát sinh và có yêu cầu sử dụng hóa đơn có mã thì cơ quan thuế sẽ cấp mã.
Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thường là các tổ chức đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử và hoạt động trong lĩnh vực:
- Điện lực;
- Xăng dầu;
- Bưu chính viễn thông;
- Bảo hiểm;
- Tài chính tín dụng;
- Y tế;
- Nước sạch
- Kinh doanh thương mại điện tử;
- Thương mại;
- Kinh doanh siêu thị;
- Vận tải hàng không;
- Đường sắt, đường thủy, đường biển, đường bộ;
Các tổ chức trên phải đạt những điều kiện sau thì mới trở thành đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế:
- Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử để đáp ứng việc lập, lưu trữ dữ liệu, tra cứu hóa đơn điện tử theo quy định cũng như đảm bảo quá trình truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế.
- Doanh nghiệp có thể chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nếu có rủi ro cao về thuế theo quy định khoản 2 điều 5 Thông tư 78/2021/TT-BTC. Sau khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, nếu sau 12 tháng kể từ thời điểm chuyển đổi mà người nộp thuế có nhu cầu sử dụng hóa đơn điện tử không có mã, vẫn được phép sử dụng hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế.
Lưu ý: Các tổ chức, doanh nghiệp hay các nhân thuộc đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế vẫn có thể đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã.
Thời điểm bắt buộc phải áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
Theo quy định trong Khoản 1, Điều 59 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn giấy chỉ được sử dụng cho đến hết ngày 30/06/2022.
Điều này có nghĩa, thời điểm bắt buộc các đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là từ ngày 01/07/2022.
Trường hợp nào sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế mà không phải trả phí dịch vụ?
Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế mà không phải trả phí dịch vụ trong vòng 12 tháng kể từ lúc bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử gồm:
- Theo khoản 1, Điều 14 trong Nghị định 123/2022/NĐ-CP, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc hợp tác xã, cá nhân hay hộ kinh doanh trên các địa bàn khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn về điều kiện kinh tế – xã hội sẽ được áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế mà không phải trả tiền.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi cho Bộ Tài Chính (trường hợp này không tính các doanh nghiệp đang hoạt động tại khu công nghệ cao, khu công nghiệp, đặc khu kinh tế).
- Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử được ủy thác bởi Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục Thuế thực hiện cung cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế cũng nằm trong danh sách các đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế mà không trả phí.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế mà bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh nào cũng nên nắm rõ.
Tham khảo:
1.https://luatvietnam.vn/thue-phi-le-phi/hoa-don-dien-tu-co-ma-la-gi-565-90691-article.html
2.https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/46196/hoa-don-dien-tu-co-ma-va-khong-co-ma-cua-co-quan-thue-la-gi
Chia sẻ
Bài viết liên quan:
SAFEBOOKS.VN – Phần mềm kế toán cho mọi doanh nghiệp
Phần mềm kế toán Safebooks
Đơn giản – Thông minh – Hiệu quả
Giới thiệu phần mềm xử lý hoá đơn điện tử đầu vào tự động ARITO INVOICE
Bạn đang đau đầu với việc xử lý xếp hóa đơn đầu vào chờ ghi sổ. Bạn tốn nhiều thời gian cho việc xử lý thủ công hóa đơn điện tử. Bạn cảm thấy nhàm chán vì phải lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác để chuyển hóa đơn đầu vào của nhà cung cấp qua chứng từ kế toán. Bạn lo lắng vì có thể có sai sót trong quá trình nhập liệu hóa đơn đầu vào. Bạn đang rất cần một giải pháp để có thể xử lý tự động, nhanh gọn, chính xác dữ liệu
Số hoá là gì? Phân biệt giữa số hoá và chuyển đổi số
Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, số hóa đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi, số hóa thực sự là gì và nó khác biệt như thế nào so với chuyển đổi số? Hãy cùng Arito khám phá những khái niệm này để hiểu rõ hơn về cách mà chúng đang thay đổi cách chúng ta làm việc và sống hàng ngày. Số hoá là gì? Số hóa là quá trình chuyển đổi thông tin từ dạng vật lý (như
Dự án ERP là gì? Các bước triển khai dự án ERP hiệu quả
Trong thời đại công nghệ 4.0, việc tối ưu hóa quy trình kinh doanh và quản lý nguồn lực đã trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp. Dự án ERP (Enterprise Resource Planning) không chỉ giúp đồng bộ hóa các hoạt động, mà còn mang lại sự cải tiến trong quản lý toàn diện. Với khả năng tích hợp các phòng ban và quy trình, dự án ERP trở thành công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường. Cùng Arito tìm hiểu
Kế toán bán hàng là gì? Công việc cần làm của một kế toán bán hàng
Kế toán bán hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Vị trí này không chỉ liên quan đến việc ghi nhận và quản lý doanh thu mà còn hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc đánh giá hiệu suất và tối ưu hóa chi phí. Vậy kế toán bán hàng là gì và họ phải thực hiện những công việc cụ thể nào? Cùng Arito tìm hiểu ngay! Kế toán bán hàng là gì? Kế toán bán hàng là vị trí chịu trách nhiệm xử lý các nghiệp vụ liên