biên bản hủy hóa đơn

Mẫu biên bản huỷ hoá đơn theo chuẩn thông tư 78 mới nhất

Mục lục

Khi gặp sai sót về thông tin hoặc chấm dứt cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp cần thực hiện hủy hóa đơn điện tử. Mặc dù không bắt buộc, việc lập biên bản hủy hóa đơn điện tử vẫn được khuyến nghị để đảm bảo sự thống nhất giữa các bên. Bài viết này từ Arito sẽ cung cấp thông tin về mẫu biên bản hủy hóa đơn theo Thông tư 78 mới nhất.

1. Tổng quan về hủy hóa đơn

1.1. Hủy hóa đơn là gì?

Hủy hóa đơn, theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, được định nghĩa là việc làm cho hóa đơn mất đi giá trị sử dụng. Như vậy, hủy hóa đơn điện tử có thể hiểu là quá trình làm cho hóa đơn điện tử không còn giá trị sử dụng nữa.

biên bản hủy hóa đơn

1.2. Hủy hóa đơn khác tiêu hủy hóa đơn thế nào?

Nhiều người hiện nay đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm “hủy hóa đơn” và “tiêu hủy hóa đơn”. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn đọc phân biệt hai nghiệp vụ này:

  • Tiêu hủy hóa đơn: Là việc làm cho hóa đơn biến mất hoàn toàn, không còn tồn tại trên hệ thống thông tin và không thể truy cập hay tham chiếu thông tin của hóa đơn đó nữa. Việc tiêu hủy hóa đơn chỉ diễn ra khi và chỉ khi hóa đơn hết thời hạn lưu trữ theo quy định của kế toán.
  • Hủy hóa đơn: Là việc làm cho hóa đơn điện tử không còn giá trị sử dụng nữa, nhưng hóa đơn đó vẫn còn tồn tại trên hệ thống thông tin và có thể rà soát, tra cứu được. Việc hủy hóa đơn có thể diễn ra nhiều lần.

>>> Xem thêm: [Download] 6 Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa mới nhất 2024

2. Khi nào thì cần lập biên bản hủy hóa đơn

Biên bản hủy hóa đơn là một loại biên bản được lập ra để ghi nhận việc sai sót hoặc các lý do khác dẫn đến việc phải hủy hóa đơn. Từ đó, hai bên sẽ cam kết không kê khai thuế đối với các hóa đơn đã viết sai này.

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC, biên bản hủy hóa đơn điện tử sẽ được sử dụng khi kế toán thực hiện việc hủy hóa đơn trong các trường hợp dưới đây:

Trường hợp 1: Hóa đơn điện tử bị sai sót

Khoản 1 Điều 19 ghi nhận:

“Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HDĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.”

Theo đó, hủy hóa đơn điện tử sẽ áp dụng đối với hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế. Việc này chỉ áp dụng trong trường hợp hóa đơn điện tử có sai sót mà chưa gửi cho người mua.

Trường hợp 2: Phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt cung cấp dịch vụ khi đã xuất hóa đơn thu tiền trước

Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn về xử lý hóa đơn có sai sót quy định:

“Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ thì người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo Mẫu số 04/SS-HDĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.”

Theo quy định này, việc hủy hóa đơn điện tử được thực hiện đối với hóa đơn điện tử đã gửi cho cơ quan thuế trong trường hợp hóa đơn được lập khi người bán cung cấp dịch vụ nhưng sau đó việc cung cấp dịch vụ bị hủy hoặc chấm dứt.

So với quy định trước đây về hủy hóa đơn giấy, có thể thấy các trường hợp hủy hóa đơn điện tử theo quy định hiện hành ít hơn.

>>> Xem thêm: Mẫu biên bản huỷ hoá đơn theo chuẩn thông tư 78 mới nhất

3. Thủ tục hủy hóa đơn điện tử

Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trình tự hủy hóa đơn điện tử có sai sót như sau:

  • Người bán thông báo về việc hủy hóa đơn có mã đã lập có sai sót với cơ quan thuế và lập hóa đơn điện tử mới (ký số) theo Mẫu số 04/SS-HDĐT Phụ lục IA;
  • Cơ quan thuế cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua;
  • Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.

Đối với trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì không có bước cơ quan thuế cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi người mua.

4. Mẫu biên bản hủy hóa đơn theo thông tư 78 mới nhất 2024

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….o0o…….

BIÊN BẢN HỦY HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ

Căn cứ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

Căn cứ theo Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/09/2021 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Hôm nay, ngày    tháng    năm 2023, Chúng tôi gồm:

Thông tin BÊN A (BÊN BÁN) BÊN B (BÊN MUA)
Tên doanh nghiệp  
Mã số thuế  
Địa chỉ trụ sở  
Đại diện
Chức vụ

Hai bên A, B thống nhất lập biên bản này xác nhận các thông tin  sau:

1. Hóa đơn thu hồi: Bên A hủy hóa đơn mà Bên A đã lập và giao cho Bên B, cụ thể:

STT Mẫu số Ký hiệu Số hóa đơn Ngày lập Ghi chú
1

2. Lý do thu hồi:  Xuất sai tên hàng hoá, dịch vụ.

3. Hóa đơn thay thế: Bên A đã lập và giao Bên B, 01 tờ hóa đơn thay thế/điều chỉnh:

STT Mẫu số Ký hiệu Số hóa đơn Ngày lập Ghi chú
1
  1. Ý kiến khác: Không.

Biên bản này được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lý như nhau. Bên A và Bên B đã đọc, hiểu rõ và hoàn toàn thống nhất từng nội dung trên Biên bản thu hồi hóa đơn này và không có ý kiến gì thêm.

Đại diện Bên A

(Ký và đóng dấu)

Đại diện Bên B

(Ký và đóng dấu)

 

Bạn có thể tải về miễn phí mẫu biên bản hủy hóa đơn theo Thông tư 78 TẠI ĐÂY

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết và mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 mới nhất năm 2024 mà Arito mang đến cho bạn đọc.

Bên cạnh đó, phần mềm hóa đơn điện tử Arito hiện đã đáp ứng đầy đủ các quy định về hóa đơn điện tử tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC. Với nhiều tính năng ưu việt, Arito hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi và sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và Thông tư 78 một cách dễ dàng nhất.

Chia sẻ

Bài viết liên quan:

Công nghệ

Giới thiệu phần mềm xử lý hoá đơn điện tử đầu vào tự động ARITO INVOICE

Bạn đang đau đầu với việc xử lý xếp hóa đơn đầu vào chờ ghi sổ. Bạn tốn nhiều thời gian cho việc xử lý thủ công hóa đơn điện tử. Bạn cảm thấy nhàm chán vì phải lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác để chuyển hóa đơn đầu vào của nhà cung cấp qua chứng từ kế toán. Bạn lo lắng vì có thể có sai sót trong quá trình nhập liệu hóa đơn đầu vào. Bạn đang rất cần một giải pháp để có thể xử lý tự động, nhanh gọn, chính xác dữ liệu

tích hợp thương mại điện tử ERP
Tin trong ngành

Những điều cần biết về tích hợp thương mại điện tử ERP

Trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc tối ưu hóa quy trình vận hành và quản lý dữ liệu trở thành yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động. Một trong những giải pháp tiên tiến được nhiều tổ chức áp dụng là tích hợp hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) vào nền tảng thương mại điện tử. Việc tích hợp này không chỉ giúp đồng bộ hóa dữ liệu mà còn mang lại nhiều lợi ích vượt trội trong việc quản lý đơn hàng,

thông tư 200
Tin trong ngành

Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư thay thế Thông tư 200 từ năm 2025

Với sự thay đổi trong môi trường kinh tế và yêu cầu ngày càng cao về tính minh bạch, chính xác trong công tác kế toán, Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 200/2014/TT-BTC. Những thay đổi này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong các doanh nghiệp, đặc biệt là về cách thức ghi nhận và đánh giá các giao dịch ngoại tệ cũng như quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán. Cùng Arito tìm hiểu nha!  1. Chi tiết BỘ TÀI CHÍNH   CỘNG HÒA

giá trị tài sản ròng là gì
Tin trong ngành

Giá trị tài sản ròng là gì? Ý nghĩa của Giá trị tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng (Net Worth) là một chỉ số quan trọng phản ánh sức khỏe tài chính của cá nhân hoặc tổ chức. Nó không chỉ giúp xác định sự chênh lệch giữa tài sản sở hữu và các nghĩa vụ tài chính mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính hiệu quả. Đặc biệt, đối với các quỹ đầu tư chứng khoán, việc xác định chính xác giá trị tài sản ròng không chỉ là một yêu cầu bắt buộc mà còn là yếu tố quyết định trong việc đánh giá và

Arito sẽ liên hệ lại quý Anh/Chị ngay!

Arito sẽ liên hệ lại quý Anh/Chị ngay!