- Arito - Phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp ERP
- Tin tức
- Hướng dẫn tra cứu giảm thuế 8% theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP
Hướng dẫn tra cứu giảm thuế 8% theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP
Mục lục
Cùng theo chân Arito tìm hiểu về hướng dẫn tra cứu giảm thuế 8% theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP nhé!
Nguyên tắc và cơ sở pháp lý để áp dụng chính sách giảm thuế GTGT năm 2023
Tại Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 30/06/2023 quy định về Chính sách miễn giảm thuế theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/06/2023 của Quốc hội có nêu:
Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
Nhóm hàng hóa, dịch vụ | Áp dụng chính sách thuế | Căn cứ tra cứu |
– Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất.
– Mặt hàng than tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra. |
Không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT mới năm 2023 | Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP
|
Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) | Được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 8% | Nghị định 44/2023/NĐ-CP |
Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt | Không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT mới năm 2023 | Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP |
Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin | Không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT mới năm 2023 | Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP |
Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế và chịu thuế GTGT 5% theo quy định của Luật Thuế GTGT | Tiếp tục áp dụng theo luật thuế GTGT trước đây, không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT mới năm 2023 | Thông tư số 219/2013/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC, Thông tư 43/2021/TT-Như vậy, theo quy định trên, các loại hàng hóa, dịch vụ có mã sản phẩm nằm trong phụ lục I, II, II ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP đều không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT mới năm 2023.
Lưu ý: Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thống nhất tại các khâu: Nhập khẩu – Sản xuất – Gia công – Kinh doanh thương mại. Nếu hàng hóa, dịch vụ thuộc Phụ lục I, II, III thì không được giảm thuế GTGT ở tất cả các khâu: nhập khẩu, sản xuất, gia công và kinh doanh thương mại. BTC |
Như vậy, theo quy định trên, các loại hàng hóa, dịch vụ có mã sản phẩm nằm trong phụ lục I, II, II ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP đều không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT mới năm 2023.
Lưu ý: Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thống nhất tại các khâu: Nhập khẩu – Sản xuất – Gia công – Kinh doanh thương mại.
Nếu hàng hóa, dịch vụ thuộc Phụ lục I, II, III thì không được giảm thuế GTGT ở tất cả các khâu: nhập khẩu, sản xuất, gia công và kinh doanh thương mại.
Chính sách giảm thuế 8% năm 2023
Theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, có thể rút ra một số nguyên tắc xác định đối tượng được giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% như sau:
- Việc giảm thuế áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được nêu tại các Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định.
- Việc giảm thuế giá trị gia tăng được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Riêng đối với mặt hàng than thì chỉ áp dụng đối với khâu khai thác bán ra (bao gồm cả than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra), các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế.
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế VAT/chịu thuế VAT 0%, 5% sẽ không được giảm thuế VAT.
Do vậy, để xác định doanh nghiệp có được giảm thuế 8% hay không cần sử dụng mã ngành kinh doanh và danh mục mã số HS (áp dụng đối với hàng hóa tại khâu nhập khẩu) để tra cứu, đối chiếu với Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP để xác định hàng hóa, dịch vụ của đơn vị mình có được giảm thuế hay không.
Hướng dẫn cách tra cứu giảm thuế 8% Nghị định 44/2023/NĐ-CP
Cách tra cứu hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế 8% thực hiện như sau:
Tra cứu theo mã hàng hóa, dịch vụ
- Bước 1: Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mình qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 2: Dựa vào danh mục mã ngành nghề kinh doanh để xác định danh mục hàng hóa dịch vụ tương ứng tại Quyết định 43/2018/QĐ-TTg
- Bước 3: Đối chiếu mã hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp với Phụ lục I, II, III kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP
Nếu nằm trong nhóm ngành không được giảm thì sẽ xuất hóa đơn như bình thường
Nếu năm trong nhóm ngành được giảm thì sẽ xuất hóa đơn với thuế suất thuế GTGT là 8%
Tra cứu theo mã số HS (áp dụng với hàng hóa tại khâu nhập khẩu)
Doanh nghiệp căn cứ vào danh mục mã số HS của hàng hóa, dịch vụ khi làm thủ tục nhập khẩu (trên tờ khai hải quan), cơ sở kinh doanh đối chiếu với mã số HS tại cột 10 trên các Phụ lục kèm theo để xác định hàng hóa, dịch vụ có thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT hay không.
Bước 1: Tra cứu mã số HS
Danh mục mã số HS tra cứu từ website Tổng cục Hải quan: Tra cứu Tại đây
Nhập vào chuỗi mã số để tìm kiếm theo mã số HS (phải nhập tối thiểu 04 chữ số) hoặc từ khóa để tìm kiếm trong mô tả hàng hóa.
Bước 2: Đối chiếu mã HS tra được với Phụ lục I, II, II kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP
Lưu ý: Nếu mã số HS quy định tịa cột 10 chỉ bao gồm chương 02 chữ số, hoặc nhóm chữ số hoặc 06 chữ số thì các mặt hàng có mã số HS 08 chữ số trong Chương, nhóm đó đều không được giảm thuế GTGT
Lưu ý: Phụ lụcI, II, III của Nghị định 44/2023/NĐ-CP là một phần Phụ lục Danh mục và nội dung hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg được chia làm 7 cấp
Doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề kinh doanh theo mã cấp 4 căn cứ vào Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg
Vậy nếu chỉ dựa vào mã ngành cấp 4 trên đăng ký kinh doanh để tra cứu thì sẽ không chuẩn mà phải xác định thực tế đang kinh doanh hàng hóa dịch vụ nào, sau đó tra cứu tên hoặc mã hàng hóa/mã HS của hàng hóa đó và đối chiếu với Phụ lục của Nghị định 44 để xác định chính xác sản phẩm đó có được giảm thuế GTGT hay không.
Công cụ hỗ trợ tra cứu
Hiện tại Safebooks đã ra mắt công cụ tra cứu online để giúp các kế toán viên xác định hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có thuộc nhóm được giảm thuế GTGT một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Tra cứu miễn phí tại: https://safebooks.vn/tra-cuu
Công cụ có thể hỗ trợ tra cứu theo tên và mã hàng hóa dịch vụ, mã HS. Các nội dung tra cứu đã được xây dựng và đáp ứng các quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP
Lưu ý: Công cụ chỉ đưa ra gợi ý mặt hàng thuộc nhóm giảm thuế hay không giảm thuế, không đưa ra kết luận thay cho người dùng.
Trên đây là những nguyên tắc và hướng dẫn cách xác định hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP. Hi vọng bài viết này sẽ giúp anh/chị thực hiện công tác kế toán tại doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Chia sẻ
Bài viết liên quan:
SAFEBOOKS.VN – Phần mềm kế toán cho mọi doanh nghiệp
Phần mềm kế toán Safebooks
Đơn giản – Thông minh – Hiệu quả
Giới thiệu phần mềm xử lý hoá đơn điện tử đầu vào tự động ARITO INVOICE
Bạn đang đau đầu với việc xử lý xếp hóa đơn đầu vào chờ ghi sổ. Bạn tốn nhiều thời gian cho việc xử lý thủ công hóa đơn điện tử. Bạn cảm thấy nhàm chán vì phải lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác để chuyển hóa đơn đầu vào của nhà cung cấp qua chứng từ kế toán. Bạn lo lắng vì có thể có sai sót trong quá trình nhập liệu hóa đơn đầu vào. Bạn đang rất cần một giải pháp để có thể xử lý tự động, nhanh gọn, chính xác dữ liệu
Thuế lũy tiến là gì? Hướng dẫn tính TNCN lũy tiến chính xác
Trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội ngày nay, việc áp dụng các hệ thống thuế công bằng và hợp lý trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trong đó, thuế lũy tiến, hay còn gọi là thuế lũy tiến từng phần, là một phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân đang được nhiều quốc gia áp dụng. Hệ thống thuế này không chỉ đảm bảo tính công bằng trong việc phân chia gánh nặng thuế giữa các cá nhân mà còn góp phần điều tiết thu nhập, tái phân phối tài
Hướng dẫn chuyển đổi hoá đơn điện tử theo chuẩn Thông tư 78 & Nghị định 123
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) trở thành một bước đi quan trọng không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Ngày 21/4, Tổng Cục Thuế đã chính thức công bố Hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sang HĐĐT theo chuẩn Thông tư 78 và Nghị định 123. Bài viết này của Arito sẽ hướng
Số hoá là gì? Phân biệt giữa số hoá và chuyển đổi số
Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, số hóa đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi, số hóa thực sự là gì và nó khác biệt như thế nào so với chuyển đổi số? Hãy cùng Arito khám phá những khái niệm này để hiểu rõ hơn về cách mà chúng đang thay đổi cách chúng ta làm việc và sống hàng ngày. Số hoá là gì? Số hóa là quá trình chuyển đổi thông tin từ dạng vật lý (như