phàn mềm quản lý bán hàng arito

Hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng Arito Solutions

Mục lục

Bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp của bạn? Bạn muốn theo dõi quá trình bán hàng của mình một cách chính xác, nhanh chóng và dễ dàng? Bạn muốn tăng doanh thu bán hàng và khách hàng thân thiết cho doanh nghiệp của bạn? Nếu câu trả lời là có, thì phần mềm quản lý bán hàng ARITO là giải pháp tốt nhất cho bạn.

ARITO là một công ty cung cấp các gói phần mềm kế toán, quản trị nhân sự, mua hàng, bán hàng và tồn kho cho các doanh nghiệp. Phần mềm quản lý bán hàng ARITO là một trong những sản phẩm nổi bật của công ty, được thiết kế để giúp bạn quản lý bán hàng một cách hiệu quả và thuận tiện.

1. Giới thiệu về phần mềm quản lý bán hàng ARITO 

Phần mềm quản lý bán hàng ARITO là một giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể, giúp tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình quản lý và hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Phần mềm có những tính năng chính như:

  • Quản lý đơn hàng, hóa đơn, thanh toán, khuyến mãi, …
  • Quản lý khách hàng, lịch sử giao dịch, phân loại khách hàng, gửi email, SMS, thông báo, …
  • Quản lý kho hàng, nhập xuất kho, kiểm kê kho, báo cáo kho, …
  • Quản lý nhân viên bán hàng, phân quyền, phân công, đánh giá, khen thưởng,…
  • Tích hợp với các phần mềm khác của ARITO SOLUTIONS như kế toán, quản trị nhân sự, mua hàng, sản xuất, …
  • Hỗ trợ nhiều thiết bị như máy tính, điện thoại, máy in, máy quét mã vạch, …
  • Bảo mật dữ liệu, sao lưu và phục hồi dữ liệu, cập nhật phiên bản mới, …

Phần mềm quản lý bán hàng ARITO SOLUTIONS được phát triển bởi công ty ARITO, một công ty có trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực triển khai hệ thống phần mềm ERP cho nhiều khách hàng. Công ty có tầm nhìn trở thành top 5 công ty hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực phần mềm quản lý doanh nghiệp và tài chính kế toán, góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới.

Phần mềm quản lý bán hàng tự động hóa toàn bộ quy trình bán hàng của doanh nghiệp: từ khi tiếp nhận đơn hàng cho đến khi giao hàng và xuất hoá đơn. Người sử dụng có thể thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình hoặc tự khai báo các bước thực hiện tắt theo đặc thù riêng. Hoạt động bán hàng có hiệu quả hơn do việc giảm thiểu các công đoạn và thao tác xử lý trực tiếp khi xuất hàng và đòi tiền. Việc thực hiện đơn hàng nhanh chóng và đúng thời hạn sẽ làm khách hàng hài lòng đồng thời giảm bớt việc phải sửa chữa, chỉnh sửa đơn hàng. Phần mềm này còn có nhiều chức năng quản lý hàng bán bị trả lại, hàng thay thế và điều chỉnh công nợ.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng Arito Solutions

2. Những tính năng nổi bật của phần mềm bán hàng ARITO 

Phần mềm quản lý bán hàng (POS) là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình bán hàng và quản lý kinh doanh. Dưới đây là một số tính năng mà phần mềm bán hàng có:

2.1. Quản lý hàng tồn kho:

  • Tính năng theo dõi lượng hàng tồn kho cụ thể của từng mặt hàng.
  • Cập nhật tồn kho tự động sau mỗi giao dịch bán hàng.
  • Thông báo khi cần phải đặt hàng mới để đảm bảo không gian kệ luôn được cung cấp đầy đủ.

2.2. Quản lý khách hàng:

  • Lưu trữ thông tin cá nhân của khách hàng và lịch sử mua hàng.
  • Tính năng phân loại và nhóm khách hàng dựa trên hành vi mua hàng.
  • Gửi thông báo và ưu đãi cá nhân hóa để tạo sự gắn kết với khách hàng.

2.3. Tính toán và thanh toán linh hoạt:

  • Tính năng tính toán tự động giá trị đơn hàng và thuế.
  • Hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán như tiền mặt, thẻ tín dụng, chuyển khoản và ví điện tử.
  • In hóa đơn và tạo phiếu thu một cách nhanh chóng và dễ dàng.

2.4. Báo cáo và phân tích:

  • Cung cấp các báo cáo chi tiết về doanh số bán hàng, doanh thu, và lợi nhuận.
  • Phân tích dữ liệu để nhận biết xu hướng và dự đoán nhu cầu thị trường.
  • Tính năng tạo báo cáo tự động và định kỳ để giúp quản lý đánh giá hiệu suất kinh doanh.

2.5. Quản lý nhân viên:

  • Ghi nhận hoạt động bán hàng của từng nhân viên và theo dõi hiệu suất làm việc.
  • Tính năng gán quyền truy cập dựa trên vai trò của từng nhân viên để đảm bảo bảo mật dữ liệu.
  • Tính năng đào tạo và hướng dẫn sử dụng phần mềm cho nhân viên mới.

2.6. Tích hợp với các hệ thống khác:

  • Tính năng tích hợp với hệ thống quản lý khách hàng (CRM) và hệ thống quản lý kho (WMS) để tối ưu hóa quy trình kinh doanh.
  • Hỗ trợ tích hợp với các dịch vụ thanh toán điện tử và các cổng thanh toán trực tuyến để thuận tiện cho khách hàng.

2.7. Tính linh hoạt và tiện lợi:

  • Có thể truy cập từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet, giúp nhân viên bán hàng di động hoặc làm việc từ xa.
  • Tính năng tùy chỉnh và cấu hình để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp và ngành hàng.

2.8. Bảo mật và an toàn thông tin:

  • Tính năng mã hóa dữ liệu để bảo vệ thông tin khách hàng và giao dịch tài chính.
  • Xác thực người dùng và ghi lại các hoạt động truy cập để phòng tránh gian lận và truy cập trái phép.

3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng ARITO

Đầu tiên khách hàng cần truy cập  vào phần mềm ARITO và đăng nhập tài khoản. ARITO sẽ cung cấp tài khoản (user), mật khẩu (password) cho người dùng sử dụng để đăng nhập vào phần mềm. 

Trường hợp quên mật khẩu, khi bấm vào Quên mật khẩu, hệ thống sẽ gửi mail xác nhận mật khẩu mới để đăng nhập vào phần mềm. Để sử dụng được tính năng này, mỗi tài khoản phải được cập nhật thông tin email đầy đủ. 

Dưới đây là hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng ARITO đối với chức năng số dư đầu kỳ, Chứng từ, Báo cáo, Xử lý khác.

3.1 Số dư đầu kỳ

3.1.1 Vào đầu kỳ công nợ hóa đơn

Đường dẫn: Bán hàng / Đầu kỳ / Vào đầu kỳ công nợ hóa đơn

Vào đầu kỳ công nợ hóa đơn được cập nhật khi có theo dõi công nợ theo từng hóa đơn. Người sử dụng chỉ phải cập nhật số đầu kỳ hóa đơn 1 lần khi bắt đầu sử dụng chương trình. Đối với các kỳ tiếp theo trong năm và của cả các năm sau số dư công nợ theo hóa đơn sẽ tự động chuyển sang.

3.1.2 Vào đầu kỳ công nợ khách hàng

Đường dẫn: Bán hàng / Đầu kỳ / Vào đầu kỳ công nợ khách hàng

Vào đầu kỳ công nợ khách hàng được cập nhật khi có theo dõi công nợ theo khách hàng. Người sử dụng chỉ phải cập nhật số đầu kỳ khách hàng 1 lần khi bắt đầu sử dụng chương trình. Đối với các kỳ tiếp theo trong năm và của cả các năm sau số dư công nợ theo khách hàng sẽ tự động chuyển sang.

Vào đầu kỳ công nợ khách hàng

3.2 Chứng từ

3.2.1 Giấy báo giá

Đường dẫn: Bán hàng / Giấy báo giá

Giấy báo giá được xem như là bước đầu tiên trong quy trình bán hàng. Tuy nhiên, để lập giấy báo giá không chỉ đơn thuần là “Báo giá cho khách hàng”, cũng phải chuẩn bị rất kỹ một số những thông tin có liên quan như chính sách về giá chuẩn, chính sách chiết khấu…Thông tin của phiếu báo giá sẽ được kế thừa để lập các đơn hàng bán.

Bước trước: Không

Bước sau: Lập đơn hàng

Bộ phận lập: Bộ phận kinh doanh

Trạng thái

Trạng thái của giấy báo giá, cho biết trạng thái hiện tại.

Mô tả trạng thái của giấy báo giá

  • Lập chứng từ: Đây là trạng thái ngầm định khi tạo mới giấy báo giá, được xác lập ngay trên phiếu báo giá. Ở trạng thái này, phiếu báo giá được phép hiệu chỉnh.
  • Báo giá: Sau khi đã lập báo giá, người lập sẽ chuyển trạng thái phiếu báo giá sang trạng thái “Báo giá” để cho biết đã gửi báo giá cho khách hàng, được xác lập ngay trên phiếu báo giá, được phép hiệu chỉnh.
  • Đang thực hiện: Báo giá sẽ tự động chuyển về trạng thái này sau khi bộ phận xử lý đơn hàng đã lập đơn hàng kế thừa 1 phần Số lượng từ số liệu báo giá. Ở trạng thái này, phiếu báo giá không được phép hiệu chỉnh bất cứ thông tin gì. Nhưng lưu ý rằng giấy báo giá sẽ không chuyển trạng thái khi lập hợp đồng (mã giao dịch 2) từ giấy báo giá vì đơn hàng sẽ được lập từ hợp đồng (hợp đồng chỉ là những khung thỏa thuận hoặc những giao ước, ghi nhớ chung trước khi thực hiện).
  • Hoàn thành: Trạng thái kết thúc của giấy báo giá. Trạng thái này được xác lập khi Đơn hàng kế thừa toàn bộ số lượng trên Giấy báo giá. Ở trạng thái này, phiếu báo giá không được phép hiệu chỉnh bất cứ thông tin gì.

Xử lý

  • Tùy chọn xử lý giấy báo giá. Giấy báo giá có 2 xử lý: “Lập chứng từ”, “Báo giá” . Tuỳ thuộc tùy chọn xử lý của người sử dụng, trạng thái của giấy báo giá sẽ thay đổi tương ứng.

 

3.2.2 Đơn hàng bán

Đường dẫn: Bán hàng / Đơn hàng bán

Đơn hàng được lập để theo dõi các đơn đặt hàng của khách hàng, đơn hàng có 2 mã giao dịch:

  • Mã giao dịch – đơn hàng 
  • Mã giao dịch – hợp đồng

Loại hợp đồng trong hệ thống dùng để chỉ những đơn hàng khung – những thỏa thuận mua bán giữa khách hàng và khách hàng không liên quan đến việc trực tiếp nhập/ xuất hàng hoá. Mọi trường hợp liên quan đến việc trực tiếp nhập/ xuất hàng hóa đều thông qua Loại giao dịch  – đơn hàng.

Quá trình lập đơn hàng/ hợp đồng được hỗ trợ bằng nhiều cách:

  • Lập trực tiếp đơn hàng/ hợp đồng mới;
  • Lấy số liệu từ giấy báo giá đã báo: một đơn hàng/ hợp đồng có thể lấy số liệu từ nhiều giấy báo giá, ngược lại một giấy báo giá có thể được lập thành nhiều đơn hàng/ hợp đồng, tuy nhiên nếu đã kế thừa hết số lượng trên Giấy báo giá thì sẽ không cho kế thừa tiếp;
  • Lấy số liệu từ hợp đồng: chức năng dành riêng cho mã giao dịch – đơn hàng, một đơn hàng chỉ được lấy số liệu từ nhiều hợp đồng, và ngược lại, một hợp đồng có thể tách thành nhiều đơn hàng.

Lập đơn hàng là bước tiếp sau Giấy báo giá trong quy trình bán hàng. Thông tin của hợp đồng sẽ được kế thừa để lập các đơn hàng bán, thông tin của đơn hàng sẽ được kế thừa để lập hóa đơn bán hàng.

Giải thích các trường quan trọng thông tin chung

Bước trước: Giấy báo giá

Bước sau: Lập đơn hàng từ hợp đồng, Lệnh xuất hàng, Phiếu xuất, Hóa đơn

Bộ phận lập: Bộ phận xử lý đơn hàng

Trạng thái

Mô tả trạng thái: 

  • Lập chứng từ: Trạng thái đang lập đơn hàng. Trạng thái này được xác lập ngay trên đơn hàng. Ở trạng thái này, đơn hàng được phép hiệu chỉnh.
  • Chờ duyệt: Trạng thái khi đơn hàng đã được lập và đang chờ duyệt. Trạng thái này có thể được xác lập ngay trên đơn hàng hoặc sau khi chọn “Bỏ duyệt” tại bước “Duyệt đơn hàng”.
  • Duyệt: Trạng thái khi đơn hàng đã được duyệt và sẵn sàng xuất kho. Trạng thái này được xác lập ngay trên đơn hàng hoặc sau khi “Xử lý đơn hàng treo” trạng thái sẽ chuyển về “Duyệt”, hoặc tại bước “Duyệt đơn hàng”. Ở trạng thái này, đơn hàng vẫn được phép chỉnh sửa, tuy nhiên khi Sửa sẽ kiểm tra quyền duyệt của user Sửa.

Muốn chọn trạng thái “Duyệt”, người dùng phải thỏa quyền duyệt khai báo ở chức năng “Khai báo người duyệt”.

  • Treo: Trạng thái của đơn hàng đang ngừng xử lý (treo vì tranh chấp, nợ quá hạn…). Trạng thái này được xác lập ngay trên đơn hàng. Ở trạng thái này, đơn hàng không được phép hiệu chỉnh bất cứ thông tin gì. Nếu muốn hiệu chỉnh, phải bỏ trạng thái treo trong bước “Xử lý đơn hàng treo”. Khi lập chứng từ ở trạng thái “Chờ duyệt” và “Đã duyệt” chương trình kiểm tra nếu Công nợ hiện tại cộng giá trị đơn hàng hiện tại lớn hơn hạn mức công nợ trong Danh mục khách hàng thì sẽ sang trạng thái Treo. 
  • Muốn chọn trạng thái “Treo”, người dùng phải thỏa quyền duyệt khai báo ở chức năng “Khai báo người duyệt”. 
  • Đang xuất: Trạng thái cho biết một số vật tư và một phần số lượng đặt hàng đã được xuất kho. Ở trạng thái này, đơn hàng không được phép hiệu chỉnh bất cứ thông tin gì.
  • Hoàn thành: Trạng thái cho biết tất cả các vật tư và số lượng đặt hàng đã được xuất kho. Ở trạng thái này, đơn hàng không được phép hiệu chỉnh bất cứ thông tin gì.
  • Đóng: Trạng thái cho biết các vật tư và số lượng đặt hàng sẽ không được tiếp tục xuất nữa. Trạng thái này được xác lập khi đóng đơn hàng. Ở trạng thái này, đơn hàng không được phép hiệu chỉnh bất cứ thông tin gì.

Xử lý

Tùy chọn xử lý đơn hàng. Đơn hàng có 03 xử lý: “Lập chứng từ”, “Chờ duyệt”, “Đã Duyệt”. Tuỳ thuộc tùy chọn xử lý của người sử dụng, trạng thái của đơn hàng/ hợp đồng sẽ thay đổi tương ứng.

3.2.3 Phiếu xuất bán hàng

Đường dẫn: Bán hàng / Phiếu xuất bán hàng

Phiếu xuất bán được dùng trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng theo quy trình xuất kho trước sau đó mới xuất hóa đơn sau hoặc cho các đối tượng khách hàng vãng lai. Trong trường hợp này, các phiếu xuất được lập trước sau đó mới lập hóa đơn bán hàng.

Bước trước: Lập đơn hàng, lệnh xuất hàng (hoặc xuất hóa đơn nếu trường hợp xuất hóa đơn trước khi xuất)

Bước sau: Giao hàng (hoặc xuất hóa đơn nếu xuất hóa đơn sau khi xuất)

Bộ phận lập: Bộ phận kho hàng

Phiếu xuất bán có thể được lập bằng 02 cách: Lập trực tiếp hoặc lấy số liệu từ:

  • Lập hóa đơn;
  • Lấy số liệu từ đơn hàng;
  • Lấy số liệu từ lệnh xuất hàng.

Phiếu xuất hàng sau khi lập xong thì sẽ trừ số lượng tồn kho thực tế.

3.2.4 Hóa đơn bán hàng

Đường dẫn: Bán hàng / Hóa đơn bán hàng

Hóa đơn bán hàng được cập nhật vào phần mềm để ghi nhận doanh thu và in ra Hóa đơn GTGT giao dịch hàng ngày.

Bước trước: Duyệt đơn hàng (hoặc phiếu xuất hàng nếu xuất hóa đơn sau)

Phiếu xuất bán hàng

Bước sau: Giao hàng (hoặc phiếu xuất hàng nếu xuất hóa đơn trước)

Bộ phận lập: Bộ phận kế toán hoặc kinh doanh

Quá trình lập hóa đơn được hỗ trợ bằng nhiều cách:

  • Lập trực tiếp hóa đơn mới.
  • Lấy số liệu từ một đơn hàng. 
  • Lấy số liệu từ phiếu xuất.

Khi nhập liệu Hóa đơn bán hàng thì chương trình sẽ trừ số tồn kho và ghi nhận tăng công nợ doanh thu của chương trình lên.

3.2.5 Phiếu giao hàng

Đường dẫn: Bán hàng / Phiếu giao hàng.

Bước giao hàng là bước kế tiếp sau bước xuất kho bán hàng. Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, sẽ có quy trình bán hàng khác nhau. Theo đó, phiếu giao hàng có thể được lập trước hoặc sau hóa đơn bán hàng.

Phiếu giao hàng

Bước trước: Lập Phiếu xuất bán hàng (hoặc xuất hóa đơn nếu trường hợp xuất hóa đơn trước khi giao hàng)

Bước sau: In chứng từ giao hàng

Bộ phận lập: Bộ phận giao hàng

3.2.6 Phiếu thu tiền

Phiếu thu tiền

Đường dẫn: Bán hàng / Phiếu thu tiền.

Sau khi bán hàng xong sẽ tiến hành thu tiền, chương trình chỉ cho phép thu tiền đúng theo mã ngoại tệ bán hàng, không được thu khác loại tiền.

Giải thích các trường quan trọng thông tin chung

Loại phiếu thu

Có 2 tùy chọn:

-Thu theo hóa đơn: khi chọn loại này chương trình sẽ cho phép thu tiền trực tiếp theo từng hóa đơn, người dùng sẽ chọn danh sách hóa đơn còn nợ để thu tiền. Chương trình xử lý cấn trừ công nợ theo Hóa đơn và theo Khách hàng.

-Thu theo khách hàng: khi chọn loại này thì người dùng tự chọn mã khách hàng và gõ số tiền tổng thu vào. Chương trình xử lý cấn trừ công nợ theo Khách hàng.

3.3 Báo cáo

3.3.1 Bảng kê hóa đơn bán hàng

Đường dẫn: Báo cáo / Bán hàng / Bảng kê hóa đơn bán hàng

Báo cáo lên số liệu chi tiết các Hóa đơn bán hàng trong thời gian lọc, chi tiết theo từng mã hàng phát sinh trong Hóa đơn.

Giải thích các trường trên màn hình lọc

Từ ngày đến ngày 

Lọc từ ngày đến ngày cần xem. 

Các đối tượng cần xem

Chọn đối tượng cần xem, đối tượng bao gồm: Số chứng từ, Mã nhân viên, Mã khách hàng, Nhóm khách hàng, Khu vực, Mã vật tư, Loại vật tư, Nhóm vật tư, Mã kho. Các đối tượng này nếu để trắng thì sẽ lên toàn bộ dữ liệu.

Vật tư theo dõi tồn

Có 2 tùy chọn:

-Tất cả: lên tất cả mã hàng có phát sinh trong thời gian lọc

-Chỉ xem vật tư có theo dõi tồn kho: chỉ lên các mã hàng có check chọn Theo dõi tồn trong Danh mục vật tư, sản phẩm.

Loại dữ liệu

Tùy chọn Loại kho thực tế hoặc sổ sách.

Mẫu báo cáo

Chọn các loại mẫu: Số lượng, Số lượng và Giá trị, Số lượng và Giá trị ngoại tệ …để xem.

Bảng kê hóa đơn bán hàng

3.3.2 Bảng kê hàng bán trả lại

Đường dẫn: Báo cáo / Bán hàng / Bảng kê hàng bán trả lại

Báo cáo lên số liệu chi tiết các Phiếu nhập hàng bán trả lại trong thời gian lọc, chi tiết theo từng mã hàng phát sinh trong Phiếu nhập trả lại.

3.3.2  Báo cáo tổng hợp bán hàng thuần

Đường dẫn: Báo cáo / Bán hàng / Báo cáo tổng hợp bán hàng thuần

Báo cáo này cho biết thông tin số lượng và doanh số bán hàng, trả lại và số lượng doanh số còn lại trong thời gian lọc.

Báo cáo có thể lọc xem theo nhiều đối tượng: Theo mã hàng, Theo khách hàng, Theo khách hàng – Mã hàng. Báo cáo lên dạng nhóm, mỗi đối tượng xem thể hiện 1 dòng. 

3.3.3 Báo cáo tình trạng đơn hàng

Đường dẫn: Báo cáo / Bán hàng / Báo cáo tình trạng đơn hàng

Báo cáo lên số liệu chi tiết tình trạng các Đơn hàng trong thời gian lọc, tình trạng đơn hàng có được kế thừa qua các bước sau có đi đầy đủ quy trình chưa, chi tiết theo từng mã hàng phát sinh trong phiếu xuất.

3.3.4 Bảng cân đối công nợ

Đường dẫn: Báo cáo / Bán hàng / Bảng cân đối công nợ

Báo cáo lên số liệu tổng hợp công nợ của các khách hàng trong thời gian lọc, lên số liệu Dư đầu, Nợ trong kỳ, Trả trong kỳ và Cuối kỳ, mỗi khách hàng thể hiện 1 dòng. Báo cáo lấy dữ liệu phát sinh từ Hóa đơn bán hàng, Phiếu nhập hàng trả lại và Phiếu thu tiền.

3.3.5 Sổ chi tiết công nợ khách hàng

Đường dẫn: Báo cáo / Bán hàng / Sổ chi tiết công nợ khách hàng

Báo cáo lên số liệu chi tiết công nợ của từng khách hàng trong thời gian lọc, lên số liệu Dư đầu, Nợ trong kỳ, Trả trong kỳ và Cuối kỳ, mỗi lần xem chỉ xem được 1 khách hàng. Báo cáo lấy dữ liệu phát sinh từ Hóa đơn bán hàng, Phiếu nhập hàng trả lại và Phiếu thu tiền.

3.3.6 Bảng kê chi tiết thu tiền theo hóa đơn

Đường dẫn: Báo cáo / Bán hàng / Bảng kê chi tiết thu tiền theo hóa đơn

Báo cáo thể hiện tình hình thu tiền chi tiết theo từng hóa, bao gồm: Tổng tiền, Đã thanh toán và Còn lại.

Chi tiết từng hóa đơn lấy dữ liệu từ Hóa đơn bán hàng và Vào đầu kỳ công nợ hóa đơn, phần thanh toán lấy từ các Phiếu thu và Phân bổ hóa đơn.

3.4 Xử lý khác

3.4.1 Cập nhật giá bán

Đường dẫn: Bán hàng / Cập nhật giá bán

Khai báo danh mục giá bán để hỗ trợ cho việc tự động kết xuất giá bán trong khi lập giấy báo giá hoặc đơn hàng hoặc lập hóa đơn bán hàng.  

3.4.2 Cập nhật kế hoạch bán hàng

Đường dẫn: Bán hàng / Cập nhật kế hoạch bán hàng

Cập nhật kế hoạch bán hàng dùng theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của phòng kinh doanh, có hệ thống báo đi kèm để so sánh tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch.  

Cập nhật kế hoạch bán hàng

4. Hướng dẫn cách xử lý sự cố và hỗ trợ

Khi thực hành các cách sử dụng phần mềm quản lý kho ARITO, có thể bạn sẽ gặp phải một số vấn đề thường gặp. Dưới đây là cách giải quyết những vấn đề đó: 

  • Kiểm tra tài liệu hướng dẫn: Trước tiên, hãy kiểm tra tài liệu hướng dẫn đi kèm hoặc tài liệu tham khảo trên trang web chính thức của ARITO. Thường thì các vấn đề phổ biến đã được giải đáp trong tài liệu này.
  • Liên hệ hotline hỗ trợ: Nếu vấn đề của bạn vẫn chưa được giải quyết, bạn có thể liên hệ trực tiếp với bộ phận hỗ trợ của ARITO thông qua số hotline: 028.7101.2288. Nhân viên hỗ trợ sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp cho vấn đề một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.
  • Tra cứu trên diễn đàn hoặc cộng đồng người dùng: Đôi khi, các vấn đề đã được người dùng khác gặp phải và giải quyết trên các diễn đàn hoặc cộng đồng người dùng. Hãy tham gia vào những nơi như vậy để tìm kiếm giải pháp từ những người có kinh nghiệm sử dụng phần mềm ARITO.
  • Yêu cầu hỗ trợ trực tuyến: Nếu bạn có thể, hãy sử dụng tính năng yêu cầu hỗ trợ trực tuyến trên trang web chính thức của ARITO. Bằng cách này, bạn có thể gửi câu hỏi của mình và nhận được hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia của ARITO.

5. Kết luận

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu và được hướng dẫn cách sử dụng phần mềm quản lý bán hàng ARITO. Từ việc giới thiệu các tính năng cơ bản, đăng nhập phần mềm, nhập dữ liệu, theo dõi các chứng từ  đến việc giải quyết các vấn đề thường gặp và tìm kiếm hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia, chúng ta đã có cái nhìn toàn diện về cách tận dụng hiệu quả phần mềm này để quản lý bán hàng một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

Với ARITO, việc quản lý bán hàng trở nên đơn giản và linh hoạt hơn bao giờ hết. Tính năng đa dạng, giao diện thân thiện và hỗ trợ chuyên nghiệp đã giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng phần mềm một cách hiệu quả. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về cách sử dụng phần mềm quản lý bán hàng ARITO và có thể áp dụng nó vào công việc hàng ngày của mình.

 

Chia sẻ

Bài viết liên quan:

Công nghệ

Giới thiệu phần mềm xử lý hoá đơn điện tử đầu vào tự động ARITO INVOICE

Bạn đang đau đầu với việc xử lý xếp hóa đơn đầu vào chờ ghi sổ. Bạn tốn nhiều thời gian cho việc xử lý thủ công hóa đơn điện tử. Bạn cảm thấy nhàm chán vì phải lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác để chuyển hóa đơn đầu vào của nhà cung cấp qua chứng từ kế toán. Bạn lo lắng vì có thể có sai sót trong quá trình nhập liệu hóa đơn đầu vào. Bạn đang rất cần một giải pháp để có thể xử lý tự động, nhanh gọn, chính xác dữ liệu

Công nghệ

Hệ thống phần mềm ERP Tiếng Trung của Arito: Vượt qua biên giới ngôn ngữ với quản lý doanh nghiệp

Với khả năng đa ngôn ngữ và sự bổ sung đặc biệt của tiếng Trung, phần mềm ERP tiếng Trung – AritoERP đang dần khẳng định vị thế của mình là một trong những công cụ quản lý hàng đầu trên thị trường toàn cầu, được thực hiện bởi những biên/phiên dịch chuyên nghiệp, không thông qua các công cụ có sẵn. Trên tất cả, phần mềm kế toán và ERP tiếng Trung – AritoERP không chỉ là một giải pháp quản trị doanh nghiệp thông thường, mà còn là một cầu nối vững chắc giữa các quy trình kinh

FIFO và FEFO là gì
Tin trong ngành

FIFO và FEFO là gì? Ưu và nhược điểm của 2 phương pháp này

Quản lý hàng tồn kho là quá trình kiểm soát và tổ chức các mặt hàng và sản phẩm mà một doanh nghiệp sở hữu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất. Về cốt lõi, luân chuyển hàng tồn kho là một chiến lược giúp bạn giảm bớt vấn đề mất mát hàng hoá. Đó là về việc sắp xếp kho của bạn theo cách cho phép bạn tránh thất thoát do hết hạn hoặc lỗi thời. Có nhiều phương pháp để quản lý hàng tồn kho, Có 2 phương pháp quản lý tồn

phần mềm quản lý tuyển dụng
Tin trong ngành

12 phần mềm quản lý tuyển dụng được tin dùng nhất [2024]

Trên thị trường ngày nay, việc tìm kiếm và tuyển dụng nhân tài phù hợp là một trong những thách thức lớn nhất mà các tổ chức đang phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá top 12 phần mềm quản lý tuyển dụng được tin dùng nhất trong năm 2024.  1. Phần mềm quản lý tuyển dụng là gì? Phần mềm tuyển dụng giúp doanh nghiệp hay các cá nhân HR tối ưu hóa các hoạt động tuyển dụng, bao gồm: đăng tin tuyển dụng, lọc CV ứng viên, liên hệ phỏng vấn, lưu trữ

Arito sẽ liên hệ lại quý Anh/Chị ngay!