- Arito - Phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp ERP
- News
- Nghị định 123/2020/NĐ-CP Quy Định Định Dạng Hóa Đơn Điện Tử
Nghị định 123/2020/NĐ-CP Quy Định Định Dạng Hóa Đơn Điện Tử
Mục lục
Định dạng hóa đơn điện tử là gì?
Theo như quy định của Nghị định 123/2020/NĐ-CP tại Khoản 1 Điều 12:
“Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử. Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Extensible Markup Language” được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin)”.
Như vậy, có thể hiểu định dạng hóa đơn điện tử là những tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật của dữ liệu, chiều dài của dữ liệu của các trường thông tin truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử và được sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML.
Định dạng hóa đơn điện tử
Định dạng hóa đơn điện tử bao gồm những thành phần nào?
Định dạng hóa đơn điện tử có 02 thành phần chính đó là:
- Thành phần có chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử;
- Thành phần có chứa dữ liệu chữ ký điện tử;
Riêng hóa đơn điện tử dạng có mã của cơ quan thuế, ngoài hai thành phần trên còn có thành phần dữ liệu về mã cơ quan thuế.
Ai sẽ là người cung cấp các thành phần của định dạng hóa đơn điện tử?
Cũng theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ, Tổng cục Thuế chính là người xây dựng, công bố và cung cấp các thành phần của định dạng hóa đơn điện tử.
Yêu cầu đối với định dạng hóa đơn điện tử là gì?
Định dạng hóa đơn điện tử phải được hiển thị một cách đầy đủ và chính xác các nội dung của hóa đơn.
Bên cạnh đó, hóa đơn điện tử cần phải được định dạng và trình bày một cách rõ ràng dễ hiểu, đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người mua có thể đọc được bằng các phương tiện điện tử.
Định dạng hóa đơn điện tử phải đầy đủ, chính xác, dễ hiểu
Các yêu cầu đối với tổ chức, doanh nghiệp khi chuyển hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp?
Tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Tổ chức, doanh nghiệp kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3 (gồm 1 kênh truyền hình chính và 1 kênh truyền dự phòng). Mỗi kênh có băng thông tối thiểu là 5 Mbps.
- Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
- Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
FAQs – Câu hỏi thường gặp
Định dạng hóa đơn điện tử lưu file XML hay PDF là hợp pháp?
Định dạng hóa đơn điện tử hợp pháp phải bao gồm hai file kèm theo: file dữ liệu hóa đơn XML và bản thể hiện của hóa đơn PDF. Điều quan trọng là nội dung trong file PDF phải trùng khớp với các dữ liệu trong file XML, từ thông tin đơn vị bán hàng, tên công ty, mã số thuế,…
Theo nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn điện tử chỉ hợp pháp khi sử dụng định dạng XML. Do đó, hóa đơn điện tử chỉ dùng file PDF mà không có file XML tương ứng là không đúng quy định và không có giá trị pháp lý.
Doanh nghiệp có phải lưu trữ hóa đơn điện tử định dạng XML không?
Có! Doanh nghiệp phải lưu trữ cả hai định dạng hóa đơn điện tử XML và cả PDF.
Kết luận
Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến định dạng hóa đơn điện tử mà các doanh nghiệp nên lưu ý để tránh sai sót trong quá trình lập và xuất hóa đơn.
Cảm ơn quý bạn đọc đã đọc bài viết của Arito!
Tham khảo: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thoi-su-phap-luat/cac-thanh-phan-cua-dinh-dang-hoa-don-dien-tu-hoa-don-dien-tu-su-dung-ngon-ngu-dinh-dang-van-ban-the-23797.html
Chia sẻ
Bài viết liên quan:
SAFEBOOKS.VN – Phần mềm kế toán cho mọi doanh nghiệp
Phần mềm kế toán Safebooks
Đơn giản – Thông minh – Hiệu quả
Giới thiệu phần mềm xử lý hoá đơn điện tử đầu vào tự động ARITO INVOICE
Bạn đang đau đầu với việc xử lý xếp hóa đơn đầu vào chờ ghi sổ. Bạn tốn nhiều thời gian cho việc xử lý thủ công hóa đơn điện tử. Bạn cảm thấy nhàm chán vì phải lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác để chuyển hóa đơn đầu vào của nhà cung cấp qua chứng từ kế toán. Bạn lo lắng vì có thể có sai sót trong quá trình nhập liệu hóa đơn đầu vào. Bạn đang rất cần một giải pháp để có thể xử lý tự động, nhanh gọn, chính xác dữ liệu
Kế Toán Mua Hàng: Hướng Dẫn Kiểm Soát Quy Trình Mua Hàng Và Hạch Toán Chi Phí Mua Hàng
Kế toán mua hàng là bước quan trọng giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ quy trình mua sắm và đảm bảo hạch toán chi phí đầy đủ, chính xác. Kiểm soát tốt từ khâu đề xuất đến thanh toán không chỉ hạn chế rủi ro mà còn nâng cao hiệu quả tài chính nội bộ. Kế toán mua hàng đóng vai trò gì trong doanh nghiệp? Kế toán mua hàng là cầu nối giữa các phòng ban chức năng, đảm bảo thông tin mua hàng được luân chuyển chính xác trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp.
Hướng Dẫn Quy Trình Mua Sắm Hàng Hóa Trên Dưới 50 Triệu, 100 Triệu, 200 Triệu, 500 Triệu
Quy trình mua sắm hàng hóa cần được thực hiện đúng theo từng ngưỡng giá trị để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy định. Mỗi mức như dưới 50 triệu, trên 100 triệu hay trên 500 triệu sẽ áp dụng hình thức và thủ tục khác nhau. Việc nắm rõ yêu cầu theo từng ngưỡng giúp hạn chế sai sót và rút ngắn thời gian xử lý. Tổng quan về quy trình mua sắm hàng hóa Quy trình mua sắm hàng hóa là trình tự các bước cần thực hiện nhằm đảm bảo hoạt động mua sắm
CHÍNH THỨC RA MẮT ARITO BIZ – BỘ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TOÀN DIỆN DÀNH CHO HỘ KINH DOANH
ARITO chính thức giới thiệu ARITO BIZ – bộ giải pháp quản lý chuyên biệt dành cho Hộ kinh doanh cá thể, nhằm hỗ trợ quá trình vận hành bài bản, số hóa nghiệp vụ và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý mới nhất. Nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh mới Hiện nay, các quy định mới về máy tính tiền, hóa đơn điện tử và sổ sách kế toán như Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Thông tư 88/2021/TT-BTC đang được triển khai rộng rãi. Những thay đổi này đặt ra yêu cầu ngày càng chặt chẽ