- Arito - Phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp ERP
- Industry news
- Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư thay thế Thông tư 200 từ năm 2025
Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư thay thế Thông tư 200 từ năm 2025
Mục lục
Với sự thay đổi trong môi trường kinh tế và yêu cầu ngày càng cao về tính minh bạch, chính xác trong công tác kế toán, Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 200/2014/TT-BTC. Những thay đổi này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong các doanh nghiệp, đặc biệt là về cách thức ghi nhận và đánh giá các giao dịch ngoại tệ cũng như quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán. Cùng Arito tìm hiểu nha!
1. Chi tiết
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: /2015/TT-BTC | Hà Nội, ngày tháng năm 2015 |
THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung thông tư 200/2014/tt-btc ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ
kế toán doanh nghiệp
Căn cứ Luật Kế toán ngày 17 tháng 06 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ- CP ngày 31 tháng 05 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp.
Điều 1. Bổ sung Khoản 1.3 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:
- c) Trường hợp tỷ giá bán ngoại tệ không vượt quá 5% so với tỷ giá mua của ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp có giao dịch thì doanh nghiệp được sử dụng tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày giao dịch nằm trong khoảng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại để hạch toán cho các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Doanh nghiệp phải thuyết minh rõ về tỷ giá hối đoái thực tế áp dụng trên thuyết minh báo cáo tài chính.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày tháng năm 2015.
Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Văn phòng TW Đảng; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; – Toà án NDTC; – Viện Kiểm sát NDTC; – Kiểm toán Nhà nước; – UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Cơ quan TW của các đoàn thể; – Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp – Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các TCT, tập đoàn kinh tế; – Công báo; – Vụ Pháp chế – Bộ Tài chính; – Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; – Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng; – Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính; – Lưu: VT, Vụ CĐKT. |
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà |
2. Hiệu lực thi hành
Theo Dự thảo Thông tư (lần 2) thay thế Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư mới sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày này. Cụ thể:
- Thông tư này sẽ thay thế Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, Thông tư số 75/2015/TT-BTC ngày 18/5/2015 (sửa đổi bổ sung Điều 128 Thông tư 200), và Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 (sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 202/2014/TT-BTC).
- Các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Tài chính, và Cục Thuế cần triển khai hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện theo Thông tư này. Các vướng mắc trong quá trình thực hiện sẽ được gửi về Bộ Tài chính để nghiên cứu và giải quyết.
3. Đơn vị tiền tệ trong kế toán
Dự thảo Thông tư (lần 2) thay thế Thông tư 200 đã đưa ra quy định chi tiết về đơn vị tiền tệ trong kế toán, cụ thể như sau:
- Đơn vị tiền tệ trong kế toán là Đồng Việt Nam (VND), ký hiệu quốc gia là “đ” và ký hiệu quốc tế là “VND”. Đây là đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- Ngoại lệ về đơn vị tiền tệ trong kế toán: Nếu doanh nghiệp chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau đây, doanh nghiệp có thể chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán và phải chịu trách nhiệm về lựa chọn đó:
- Điều kiện 1: Ngoại tệ được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hóa và dịch vụ, thường được dùng để niêm yết giá bán và thanh toán.
- Điều kiện 2: Ngoại tệ được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất, bao gồm chi phí nhân công, nguyên vật liệu, v.v., và thường được dùng để thanh toán cho các chi phí đó.
- Các yếu tố khác cần xem xét để lựa chọn ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán của doanh nghiệp bao gồm:
- Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn tài chính như phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
- Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.
- Quy định về thay đổi đơn vị tiền tệ: Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Thông tư mới dự kiến có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 và sẽ thay thế các quy định cũ, giúp các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý rõ ràng và phù hợp hơn trong việc thực hiện chế độ kế toán. Việc cập nhật và tuân thủ các quy định mới sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công tác tài chính và kế toán, đồng thời đáp ứng yêu cầu của cơ quan chức năng trong việc quản lý và giám sát.
Chia sẻ
Bài viết liên quan:
SAFEBOOKS.VN – Phần mềm kế toán cho mọi doanh nghiệp
Phần mềm kế toán Safebooks
Đơn giản – Thông minh – Hiệu quả
Giới thiệu phần mềm xử lý hoá đơn điện tử đầu vào tự động ARITO INVOICE
Bạn đang đau đầu với việc xử lý xếp hóa đơn đầu vào chờ ghi sổ. Bạn tốn nhiều thời gian cho việc xử lý thủ công hóa đơn điện tử. Bạn cảm thấy nhàm chán vì phải lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác để chuyển hóa đơn đầu vào của nhà cung cấp qua chứng từ kế toán. Bạn lo lắng vì có thể có sai sót trong quá trình nhập liệu hóa đơn đầu vào. Bạn đang rất cần một giải pháp để có thể xử lý tự động, nhanh gọn, chính xác dữ liệu
Kế Toán Mua Hàng: Hướng Dẫn Kiểm Soát Quy Trình Mua Hàng Và Hạch Toán Chi Phí Mua Hàng
Kế toán mua hàng là bước quan trọng giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ quy trình mua sắm và đảm bảo hạch toán chi phí đầy đủ, chính xác. Kiểm soát tốt từ khâu đề xuất đến thanh toán không chỉ hạn chế rủi ro mà còn nâng cao hiệu quả tài chính nội bộ. Kế toán mua hàng đóng vai trò gì trong doanh nghiệp? Kế toán mua hàng là cầu nối giữa các phòng ban chức năng, đảm bảo thông tin mua hàng được luân chuyển chính xác trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp.
Hướng Dẫn Quy Trình Mua Sắm Hàng Hóa Trên Dưới 50 Triệu, 100 Triệu, 200 Triệu, 500 Triệu
Quy trình mua sắm hàng hóa cần được thực hiện đúng theo từng ngưỡng giá trị để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy định. Mỗi mức như dưới 50 triệu, trên 100 triệu hay trên 500 triệu sẽ áp dụng hình thức và thủ tục khác nhau. Việc nắm rõ yêu cầu theo từng ngưỡng giúp hạn chế sai sót và rút ngắn thời gian xử lý. Tổng quan về quy trình mua sắm hàng hóa Quy trình mua sắm hàng hóa là trình tự các bước cần thực hiện nhằm đảm bảo hoạt động mua sắm
CHÍNH THỨC RA MẮT ARITO BIZ – BỘ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TOÀN DIỆN DÀNH CHO HỘ KINH DOANH
ARITO chính thức giới thiệu ARITO BIZ – bộ giải pháp quản lý chuyên biệt dành cho Hộ kinh doanh cá thể, nhằm hỗ trợ quá trình vận hành bài bản, số hóa nghiệp vụ và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý mới nhất. Nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh mới Hiện nay, các quy định mới về máy tính tiền, hóa đơn điện tử và sổ sách kế toán như Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Thông tư 88/2021/TT-BTC đang được triển khai rộng rãi. Những thay đổi này đặt ra yêu cầu ngày càng chặt chẽ